Mục lục
ToggleThế giới tự nhiên là nơi trú ngụ của rất nhiều loài sinh vật. Đa phần chúng vẫn còn là bí ẩn đối với con người.
1. Khỉ Saki
Loài khỉ Saki sở hữu gương mặt lông trắng và chòm ria khá kỳ quặc giống người già.
Khỉ Saki hay còn được gọi là loài khỉ bay sở hữu đuôi dài, rậm rạp và có tính khí khá nhút nhát tại khu rừng rộng lớn Amazon. Chúng có vẻ ngoài không mấy ưa nhìn – chiếc đầu tròn, có lông dày ở phần mặt, đầu nhưng khỉ Saki lại có khả năng chuyền từ cành cây này sang cành cây khác một cách uyển chuyển như biết bay.
2. Mực heo
Loài mực này được phát hiện lần đầu tiên bởi Viện Hải Dương Học Cabrillo tại San Pedro, California, Mỹ.
Loài mực heo này chỉ nhỏ bằng trái cam, tìm thấy ở độ sâu 100m dưới mặt nước biển, và có vẻ mặt như lúc nào cũng đang cười. Chúng chỉ dài có hơn 10cm, có vẻ khá hiền lành và thường thả mình trôi theo dòng nước ở tận dưới đáy đại dương. Ngoài ra, chúng có cơ quan phát sáng nằm sau đôi mắt to, giúp chúng di chuyển thuận lợi trong điều kiện ánh sáng tối dưới đáy đại dương.
3. Cua nhện Nhật Bản
Loài cua nhện này là món hải sản được yêu thích tại Nhật Bản, thường được dùng để làm sushi.
Cua nhện Nhật Bản có chiều dài chân lớn nhất trong số động vật giáp xác với độ dài chân lên tới khoảng 4,5 m. Chúng thường sống ở vùng duyên hải phía Nam của đảo Honshu, từ vịnh Tokyo đến Kagoshima và một số vùng xa hơn. Những con cua khổng lồ nặng từ 15 đến 20 kg thường sống ở độ sâu khoảng 150 m đến 300 m dưới đáy biển.
4. Bọ gai Umbonia spinosa
Loài Umbonia spinosa khá nhỏ (10-20mm) nhưng có những cái sừng sặc sỡ và rất lạ kì.
Umbonia spinosa là loài bọ gai, cùng họ với ve sầu, sống chủ yếu ở Nam Mỹ. Loài này khá nhỏ (10-20 mm) nhưng có những cái sừng sặc sỡ và kỳ lạ. Loài côn trùng chủ yếu này sống bằng cách đâm vào thân cây để hút nhựa và nước từ các chồi non.
5. Cá mặt trăng Mola Mola
Cá mặt trăng sống ở tầng mặt, tự sưởi não và mắt ấm hơn so với nhiệt độ nước biển nơi chúng sống.
Cá mặt trăng, cũng còn được gọi là cá mặt trời, là loài cá có xương nặng nhất thế giới, với trọng lượng cơ thể lên tới trên một tấn. Loài cá này phân bố chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới và thường lặn xuống vùng nước sâu để kiếm ăn. Chúng được đặt tên là Cá mặt trời bởi người ta tin chúng tắm nắng trên mặt biển vì thường thấy chúng bơi ì ạch sát mặt nước.
6. Lươn gương
Loài cá chình này thường sống ở các con sông, đập, phá, hồ nước ngọt sau đó di chuyển ra biển để sinh sản.
Lươn gương, hay còn được gọi là cá chình kính là ấu trùng có hình dáng dẹt phẳng và trong suốt. Chúng được gọi là ấu trùng vì đây là thời kỳ đầu khi trứng mới nở, còn đến khi trưởng thành thì chúng không còn trong suốt như vậy nữa mà đã có màu sắc. Vòng đời của lươn gương khá vất vả, vào sông ra biển mới có thể sinh sản và trưởng thành.
7. Cá mút đá biển Lamprey
Cá mút đá biển sống ký sinh trên nhiều loại cá và hút máu của kẻ mà nó ký sinh.
Cá mút đá biển là loài sống ký sinh thuộc họ Petromyzontidae. Một con cá trưởng thành có chiều dài khoảng 120 cm và nặng khoảng 2,3 kg. Chúng dùng những chiếc răng sắc nhọn trong miệng bám chặt vào cơ thể vật chủ để hút máu.
Nạn nhân của chúng thường là các loài cá dưới đại dương. Dịch tiết trong miệng của cá mút đá ngăn chặn máu của nạn nhân không bị đông. Nạn nhân thường chết vì mất máu quá nhiều hoặc nhiễm trùng.
8. Thỏ Angora
Loài thỏ Angora từng là thú cưng thịnh hành, nuôi nhiều trong các gia đình quý tộc ở châu Âu.
Đây không phải là một cục bông khổng lồ mà là một giống thỏ có tên gọi là thỏ Angora, có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Đây được xem là loài thỏ lông xù nhất thế giới, che phủ cả mặt mũi, chân và đỉnh tai. Chúng chỉ nặng từ 2 – 3 kg nhưng bộ lông dày đến 50 cm, mỗi năm cho khoảng 600 – 700 g lông để làm len.
9. Cá dơi mũi dài
Cá dơi mũi dài có màu sắc đa dạng từ vàng sang tím, với nhiều điểm hình tròn, và môi màu đỏ cam
Cá dơi mũi dài là sinh vật đặc hữu của quần đảo Galapagos thuộc Ecuador trên vùng biển Thái Bình Dương. Chúng sở hữu đôi môi đỏ như được tô son dùng để thu hút bạn tình hoặc con mồi.
Cá dơi môi đỏ có thể đạt tới chiều dài 25 cm, cấu tạo các vây ngực và vây lưng trông giống các chi khiến chúng có kiểu bơi khá kỳ cục nhưng lại là phương tiện đắc lực để loài cá này đi dưới đáy biển.
10. Bò Ankole-Watusi
Giống bò Ankole-Watusi có vai trò quan trọng đối với một số bộ tộc ở châu Phi trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong văn hóa bản địa.
Giống bò Ankole-Watusi rất phổ biến trong một số bộ tộc người châu Phi. Đây là giống bò khổng lồ, có thể cao đến 2,4 m, nặng từ 400 – 730 kg. Đặc biệt chúng sở hữu cặp sừng lớn dài tới gần 1m, cũng là món vũ khí phòng thủ vô cùng hiệu quả giúp bảo vệ chúng khỏi kẻ thù.
11. Sên biển Glaucus Atlanticus
Loài sên biển thân mềm này sống ngoài khơi, và xuất hiện khắp các đại dương trên thế giới, tại vùng biển ôn đới và nhiệt đới.
Glaucus Atlanticus, hay còn được là loài sên biển, có màu xanh ánh bạc khá lạ mắt. Dưới con mắt của những con chim, những sọc xanh trên lưng của loài sên biển này có vai trò như lớp áo ngụy trang hòa vào màu xanh của nước biển, trong khi mặt bụng màu bạc thì giúp chúng “tàng hình” khỏi đàn cá bơi ở bên dưới vì có màu trùng với mặt biển.
12. Tê tê
Toàn thân tê tê có lớp vảy cứng bao bọc, chỉ chừa phần phía bụng nên có thể phòng thủ chống lại các kẻ săn mồi khác.
Tê tê là loài thú ăn kiến sinh sống ở miền nhiệt đới châu Á và châu Phi. Phần lớn các loại tê tê sinh hoạt vào ban đêm, dùng khứu giác rất thính để tìm côn trùng. Ban ngày thì cuộn tròn như quả bóng để ngủ. Khi mới sinh ra, vảy tê tê mềm nhưng rồi cứng dần với thời gian. Ngoài ra, chúng còn tự vệ bằng cách xịt dung dịch axit hôi từ tuyến gần hậu môn.
13. Bọ rùa vàng
Bọ rùa vàng có hình dáng giống một trái bóng và đổi màu vô cùng nhanh chóng khi cần chạy trốn khỏi kẻ săn mồi.
Loài bọ rùa vàng là giống côn trùng có kích cỡ vô cùng nhỏ bé, từ 5-7mm và phân bố rộng rãi ở Bắc Mỹ. Bằng cách thay đổi hệ thống luân chuyển mạch trong cơ thể, bọ rùa vàng sẽ biến đổi hình dạng tùy vào môi trường. Chúng có thể thay đổi màu sắc và hình dạng, từ vàng sang đỏ với các chấm đen.
theo Helino
Bình luận về chủ đề post