MỤC LỤC BÀI VIẾT

Phân biệt ISO 9001 và ISO 22000

Screenshot_70

Sự giống và khác nhau giữa giấy chứng nhận ISO 9001 và ISO 22000 có phải là điều bạn quan tâm đến? Đây cũng là một trong những câu hỏi nhận được sự quan tâm lớn đối với các nhà sản xuất lẫn khách hàng. Đọc ngay bài viết sau đây để bổ sung thêm những thông tin thật hữu ích nhé!

Tìm hiểu về ISO 9001 và ISO 22000

ISO – Viết tắt của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, là một tổ chức phi chính phủ, được thành lập vào năm 1947. Mục đích lập ra tổ chức này nhằm thiết lập các tiêu chuẩn và hướng dẫn để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ áp dụng trên toàn thế giới.

ISO hiện tại có hơn 22.000 tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 là hai tiêu chuẩn tiêu biểu và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp. Trước khi đi sâu vào việc phân biệt ISO 9001 và ISO 22000, cùng tìm hiểu đôi nét về 2 tiêu chuẩn này đã nhé. 

  • ISO 9001

Chứng nhận ISO 9001 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn này được thiết kế để giúp các tổ chức cải thiện hiệu quả quản lý. Đồng thời nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp.

ISO 9001 yêu cầu các tổ chức có một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Bao gồm các quy trình, chính sách và tiêu chuẩn… được quy định rõ ràng. Đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của họ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và các quy định pháp luật.

Một số lợi ích của việc tuân thủ ISO 9001 bao gồm:

  • Sản phẩm và dịch vụ được đảm bảo tốt hơn về chất lượng;
  • Tăng sự hài lòng của khách hàng;
  • Tiết kiệm mức chi phí vận hành, hoạt động, đồng thời nâng cao hiệu suất;
  • Danh tiếng cũng như uy tín của đơn vị, tổ chức được nâng cao.
  • ISO 22000

ISO 22000 là một tiêu chuẩn liên quan đến an toàn thực phẩm do ISO ban hành. Giấy chứng nhận ISO 22000 áp dụng cho các tổ chức trong ngành thực phẩm từ khâu sản xuất đến phân phối.

ISO 22000 yêu cầu các tổ chức có một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả. Bao gồm quản lý rủi ro, kiểm soát và bảo vệ sản phẩm thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất và phân phối.

Một số lợi ích của việc tuân thủ ISO 22000 bao gồm:

  • Đảm bảo được điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Tăng sự tin tưởng và uy tín của tổ chức trong ngành thực phẩm;
  • Chi phí giảm, quy trình sản xuất cải thiện hiệu quả hơn;
  • Các quy định về an toàn thực phẩm mà pháp luật quy định được tuân thủ tốt hơn.

Sự giống nhau của ISO 9001 và ISO 22000

Khi phân biệt ISO 9001 và ISO 22000 thì chúng ta sẽ đánh giá cả điểm chung lẫn các khía cạnh riêng. Về cơ bản, chứng nhận ISO 9001 và ISO 22000 cũng có một số điểm tương đồng. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp các tổ chức cần tuân thủ cả tiêu chuẩn quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm.

Một số điểm tương đồng của ISO 9001 và ISO 22000 bao gồm:

  • Cả hai tiêu chuẩn đều yêu cầu các tổ chức có một hệ thống quản lý hiệu quả để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
  • Cả hai tiêu chuẩn đều tập trung vào việc cải thiện quy trình và tăng hiệu quả sản xuất và có hiệu lực trong 3 năm.
  • Đều có chung cách thức vận hành dựa trên chu trình PDCA (tức là Plan – Do – Check – Action). Theo đó, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hoặc hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức sẽ luôn được duy trì một cách hiệu quả.
  • Đều mang lại cho tổ chức các quyền lợi như: tăng cao lòng tin của khách hàng; hỗ trợ công tác quảng cáo, truyền thông; tạo cơ hội thực hiện xuất khẩu quốc tế,  tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cũng như khẳng định, nâng cao vị thế trên thị trường.

Phân biệt sự khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000

Mặc dù có một vài điểm tương đồng, nhưng ISO 9001 và ISO 22000 đều có những khác biệt cụ thể. Điểm khác biệt này phụ thuộc vào mục đích và khu vực áp dụng của từng tiêu chuẩn.

Mục đích của ISO 9001 và ISO 22000

– Mục đích của ISO 9001 là:

    + Cải thiện quy trình và đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức.

    + Tham gia đấu thầu các lĩnh vực công.

    + Giảm chi phí vận hành, hoạt động.

    + Khẳng định chất lượng dịch vụ, sản phẩm.

    + Nền tảng kết hợp với nhiều tiêu chuẩn ISO khác.

– Mục đích của ISO 22000 là:

    + Đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua việc quản lý rủi ro và bảo vệ sản phẩm.

    + Giảm phí tiêu hủy, thu hồi.

    + Thay thế giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, miễn các đợt thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

    + Kiểm soát mối nguy trong quy trình sản xuất, cung ứng về ATTP.

Đối tượng áp dụng của ISO 9001 và ISO 22000

  • ISO 9001 có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp, tổ chức, không phân biệt quy mô hay ngành nghề.
  • Giấy chứng nhận ISO 22000 chỉ áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm từ khâu sản xuất đến phân phối.

Phạm vi của ISO 9001 và ISO 22000

  • Chứng nhận ISO 9001 tập trung vào quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức.
  • ISO 22000 tập trung vào quản lý an toàn thực phẩm và các yếu tố liên quan đến sản phẩm thực phẩm.

Chu kỳ giám sát của ISO 9001 và ISO 22000

Trong thời hạn hiệu lực 3 năm, tùy vào tổ chức cấp chứng nhận và loại chứng nhận mà quy định về chu kỳ giám sát sẽ có sự khác nhau, cụ thể:

  • Chu kỳ giám sát ISO 9001: 6 tháng – 9 tháng – 12 tháng.
  • Chu kỳ giám sát ISO 22000: Tối thiểu 12 tháng/lần.

Nên xin giấy chứng nhận ISO 9001 hay chứng nhận ISO 22000?

Việc xin giấy chứng nhận theo các tiêu chuẩn ISO phải dựa trên mục đích và khả năng áp dụng của từng tổ chức. Tuy nhiên, việc tuân thủ các tiêu chuẩn này có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho tổ chức.

Nếu tổ chức cần cải thiện quy trình và tăng hiệu quả sản xuất, thì ISO 9001 là một lựa chọn tốt nhất. Nếu tổ chức hoạt động trong ngành thực phẩm và cần đảm bảo các tiêu chuẩn về ATTP cho khách hàng thì ISO 22000 sẽ là lựa chọn phù hợp. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc và lựa chọn chứng nhận ISO 9001 hoặc ISO 22000 cho phù hợp.

Share:

Bình luận về chủ đề post

On Key

Related Posts