MỤC LỤC BÀI VIẾT

Đánh giá Ưu nhược điểm của các phương pháp ăn dặm

Img 62a856434381f

Bước sang 6 tháng tuổi, mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ đang băn khoăn không biết nên áp dụng phương pháp ăn dặm nào để phù hợp với bé. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu ưu nhược điểm của các phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay để có sự lựa chọn đúng đắn nhất cho bé nhà mình mẹ nhé! 

Mẹ băn khoăn về ưu nhược điểm của các phương pháp ăn dặm.

1. Phương pháp ăn dặm truyền thống

Chắc hẳn mẹ nào cũng biết đến phương pháp ăn dặm truyền thống bởi nó đã xuất hiện từ lâu và được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, mẹ xay nhuyễn bột cùng nhiều loại thức ăn khác nhau như: thịt, cá, rau, củ… để bé bắt đầu tập ăn dặm. Đến khi mọc răng, bé chuyển sang ăn cháo kèm với các thực phẩm xay nhuyễn khác.

Mẹ xay nhuyễn bột và các loại thực phẩm khác khi cho bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống.

Phương pháp ăn dặm truyền thống đã xuất hiện từ lâu đời. Tuy nhiên, mẹ có thực sự hiểu rõ ưu nhược điểm của phương pháp này hay không? Mẹ tham khảo ngay bảng dưới đây nhé:

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Phương pháp này tiết kiệm thời gian, dễ thực hiện, phù hợp với mẹ bận rộn nhiều công việc.

  • Đảm bảo đủ dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm khác nhau trong 1 bữa ăn.

  • Thức ăn được xay nhuyễn giúp quá trình tiêu hóa của bé diễn ra thuận lợi, bé hấp thu được nhiều dưỡng chất và dễ tăng cân.

  • Bé kém phát triển khả năng ăn thức ăn thô hay khả năng nhai và nuốt.

  • Mẹ khó phát hiện loại thực phẩm bé bị dị ứng.

  • Do nhiều loại thức ăn được trộn lẫn, mùi vị không hấp dẫn nên bé có thể sợ ăn, biếng ăn.

  • Bé không được tự mình khám phá đồ ăn nên khả năng nhận biết chậm phát triển.

Mách nhỏ cho mẹ: Để bé yêu măm ngon, chóng lớn, ngoài việc lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp, mẹ không nên bỏ qua ăn dặm đúng cách đâu nhé!

2. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Hiện nay, các phương pháp nuôi dạy con thông minh của người Nhật gia nhập vào Việt Nam và được nhiều mẹ ưa chuộng, đặc biệt là phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Thay vì sử dụng bột và cháo cùng thức ăn xay nhuyễn, mẹ nấu cháo pha loãng với độ thô tăng dần theo tỷ lệ tuổi của bé. Thông thường, mẹ để thức ăn riêng gồm đủ các nhóm dưỡng chất chính: tinh bột, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và chế biến với độ thô phù hợp theo từng giai đoạn ăn của bé.

Mẹ để riêng thức ăn khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé yêu.

Mẹ muốn ứng dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé yêu nhà mình nhưng chưa thực sự hiểu rõ ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này là gì? Bảng dưới đây sẽ giúp mẹ nhé:

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Tăng khả năng ăn thô, khả năng nhai và nuốt của bé.

  • Bé làm quen với hương vị của từng món ăn khác nhau, kích thích vị giác.

  • Món ăn được thay đổi thường xuyên khiến bé hứng khởi hơn trong mỗi bữa ăn, ngăn ngừa tình trạng biếng ăn, kén ăn.

  • Mẹ có thể dễ dàng phát hiện bé bị dị ứng với loại thực phẩm nào.

  • Mẹ mất nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị bữa ăn đầy đủ dưỡng chất cho bé yêu.

  • Bé cần nhiều thời gian để tập sử dụng thìa, muỗng.

3. Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy có nguồn gốc từ các nước châu Âu và châu Mỹ. Khi áp dụng phương pháp này, mẹ cung cấp loại thực phẩm và số lượng thức ăn tùy theo nhu cầu cũng như sở thích của bé. Thông thường, bé dùng tay để cầm nắm và cảm nhận trong suốt quá trình ăn uống thay vì dùng thìa, muỗng.

Bé dùng tay để cảm nhận thức ăn khi mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy.

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy mang đến những ưu điểm, nhược điểm như sau:

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Bé được rèn luyện kỹ năng nhai và nuốt, cảm nhận hương vị.

  • Bé hứng thú khi ăn uống, tự mình nhìn nhận màu sắc, khám phá mùi vị của từng loại thức ăn khác nhau. Nhờ vậy, cả 5 giác quan của bé được kích thích từ sớm, tăng khả năng phân biệt và nhận thức.

  • Bé khéo léo hơn trong việc phối hợp các hành động của mắt, miệng và tay, đồng thời tăng phát triển trí não.

  • Bé được ăn cùng với gia đình giúp tăng khả năng gắn kết giữa các thành viên.

  • Mẹ không mất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị bữa ăn riêng cho con.

  • Trong thời gian đầu, bé ăn được ít, chậm tăng cân.

  • Bé dễ bị hóc, nghẹn, nôn… khi bắt đầu tập ăn. Vì vậy, mẹ luôn bên cạnh theo dõi và đảm bảo an toàn cho bé mẹ nhé!

  • Bé chỉ ăn những món mình thích nên cơ thể không hấp thu đủ chất.

  • Bé làm vương vãi nhiều thức ăn khiến mẹ mất thời gian dọn dẹp.

Bé làm vương vãi nhiều đồ ăn khiến mẹ mất nhiều công sức dọn dẹp.

Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã hiểu rõ được Ưu nhược điểm của các phương pháp ăn dặm rồi đúng không ạ? Mong rằng với những kiến thức bổ ích được nêu trên, mẹ có thể lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp nhất với bé nhà mình để bé phát triển khỏe mạnh. Nếu trong quá trình chăm con, mẹ còn bất kỳ chia sẻ hay băn khoăn nào, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới đây, Góc của mẹ luôn sẵn sàng trả lời mẹ nhanh nhất có thể nhé!

Share:

Bình luận về chủ đề post

On Key

Related Posts

Dịch vụ kiểm toán

Dịch vụ kiểm toán giúp các doanh nghiệp chứng minh được sự minh bạch, rõ rang các thông tin tài chính của công ty mình