MỤC LỤC BÀI VIẾT

Cách xử lý nệm bị ướt đơn giản tại nhà

image4

Nệm bị ướt dễ gây ra vấn đề nấm mốc, mùi hôi khó chịu cũng như suy giảm chất lượng nệm. Thật không may nếu nệm nhà bạn rơi vào tình huống này. Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ mách bạn 4 cách xử lý nệm bị ướt đơn giản tại nhà dưới đây. 

Mẹo xử lý nệm bị ướt đơn giản tại nhà

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chiếc nệm nằm ngủ nhà bạn bị dính nước. Khi đó, bạn hãy bình tĩnh xử lý theo một trong các cách sau: 

Cách xử lý khi nệm bị thấm nước
Cách xử lý khi nệm bị thấm nước

Sử dụng khăn bông thấm nước

Cách giải quyết này áp dụng cho mọi loại nệm bị ướt. Bạn dùng khăn bông thấm phần nước dình vào nệm, làm đi làm lại kết hợp cùng quạt gió để chiếc đệm khô ráo. Lưu ý, bạn không nên sử dụng máy sấy thay cho quạt gió vì sẽ làm bề mặt nệm bị hỏng. 

Đối với trường hợp nước tiểu dây ra đệm, hãy áp dụng backing soda hoặc phấn rôm lên phần bị ướt. Sau đó, lấy khăn bông tẩm nước rồi xịt tinh dầu khử mùi. 

Sử dụng baking soda

Nếu nệm nhà bạn không những bị ướt mà còn có nguy cơ dính mùi sau khi làm khô, hãy sử dụng backing soda. Bạn chỉ cần rắc backing soda vào chỗ bị ướt, chờ bay hơi rồi dùng khăn bông lau khô lại. Ngay cả trường hợp làm đổ nước hoa quả ra đệm thì bạn cũng có thể áp dụng cách này. 

Hỗn hợp backing soda và nước có tác dụng làm khô nệm dính nước
Hỗn hợp backing soda và nước có tác dụng làm khô nệm dính nước

Phơi khô

Một biện pháp đơn giản để xử lý nệm bị ướt là phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Nếu nước rớt quá nhiều lên nệm, bạn có thể dùng khăn bông tẩm vợi rồi mới mang đi phơi. Lưu ý để đệm dưới ánh nắng vừa phải, tránh ánh năng gắt vì sẽ làm hỏng đệm. Lật đều 2 bên đệm để mùi hôi bay đi, đồng thời diệt vi khuẩn, nấm mốc. 

Sử dụng ga chống thấm hoặc tấm bọc nệm

Đối với gia đình có con nhỏ hoặc người không tự chủ tiểu tiện được, việc xử lý nệm bị ướt bằng các giải pháp tạm thời như khăn bông, backing soda, phơi khô khá bất tiện. Không những vậy, nếu trường hợp này xảy ra thường xuyên sẽ khiến chất lượng nệm suy giảm, kèm theo đó là các vấn đề vệ sinh như nấm mốc, mùi hôi,… ảnh hưởng đến sức khỏe người nằm.

Thay vào đó, bạn nên sử dụng ga chống thấm hoặc tấm bảo vệ đệm để tránh nước dính xuống đệm, qua đó hạn chế tình trạng nệm bị ướt tốt nhất. 

Ga chống thấm nệm, giải pháp chống nước thấm vào đệm 
Ga chống thấm nệm, giải pháp chống nước thấm vào đệm 

Cách xử lý nệm bị ướt với từng loại nệm cụ thể 

Bên cạnh xử lý đệm dính nước bằng 4 phương pháp trên, bạn cũng có thể lựa chọn mẹo làm khô đệm khi bị ướt dựa theo chất liệu: 

Nệm lò xo bị ướt

Khi nệm lò xo bị ướt tỏa ra mùi hôi khó chịu, bạn có thể sử dụng backing soda xử lý:

  • Bước 1: Hòa backing soda với nước theo tỷ lệ 50 : 50.
  • Bước 2: Xịt hỗn hợp lên bề mặt nệm bị dính nước rồi chờ trong khoảng 25 – 30 phút.
  • Bước 3: Dùng máy hút bụi để làm khô nệm lò xo.

Ngoài ra, trong trường hợp nệm lò xò của bạn đã quá cũ và  không có cách làm khô nhanh, bạn có thể cân nhắc mua nệm mới để thay thế. Bạn có thể tham khảo các mẫu nệm lò xo giá rẻ tại vuanem.vn – Tại đây, các mẫu nệm giá rẻ so với thị trường, tuy nhiên chất lượng luôn được đảm bảo nên bạn hãy yên tâm nhé. 

Nệm foam bị ngấm nước

Các bước xử lý như sau:

  • Bước 1: Hút bớt nước thừa: Sử dụng khăn khô, thấm hút để loại bỏ nước thừa càng nhiều càng tốt. Nhấn mạnh để hút nước, nhưng tránh chà xát mạnh vì có thể làm hỏng bề mặt nệm.
  • Bước 2: Có thể rắc một lớp bột baking soda lên vùng bị ẩm. Baking soda sẽ giúp hút ẩm và khử mùi. Để khoảng vài giờ hoặc qua đêm, sau đó hút sạch bằng máy hút bụi.
  • Bước 2: Chờ tầm 15 đến 20 phút cho hỗn hợp khô.
  • Bước 3: Phơi nệm foam dưới ánh nắng vừa phải để bay mùi hôi. Nếu bạn muốn nệm thơm tho thì có thể xịt thêm nước hoa mùi nhẹ. 
Phương pháp xử lý nệm foam ngấm nước
Phương pháp xử lý nệm foam ngấm nước

Xử lý khi nệm bông ép bị ướt

Nệm bông ép có khả năng thấm hút nước rất nhanh. Do đó, khi nệm bị dính nước, bạn cần nhanh chóng tháo rời áo nệm và tiến hành làm khô luôn: 

  • Bước 1: Sử dụng khăn bông lau và ấn mạnh để hút nước ra khỏi nệm. 
  • Bước 2: Phơi đệm nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời quá gắt.
  • Bước 3: Nếu nệm có mùi hôi, bạn có thể xịt cồn 90 độ lên để xử lý. Sau đó, thêm chút nước hoa có mùi nhẹ hoặc tinh dầu thơm rồi đem đi phơi.  

Nệm cao su bị ướt

Nệm cao su khi dính ướt sẽ không thấm nước nhanh như các dòng đệm trên. Tuy nhiên, cách xử lý cũng cần sự cẩn thận và nhanh chóng:

  • Bước 1: Tháo ga đệm ra. 
  • Bước 2: Dùng khăn bông lau sạch nước trên đệm. Trong trường hợp nệm bị ướt có kèm theo vết bẩn thì thấm khăn bông với backing soda rồi mới lau.
  • Bước 3: Rắc phấn rôm lên đệm để không làm nệm cao su bị ẩm.
  • Bước 4: Phơi đệm ở nơi thoáng mát hoặc làm khô bằng quạt máy. Tránh các biện pháp dùng nhiệt cao như máy sấy, ánh năng mặt trời gắt vì chúng sẽ khiến chất liệu cao su bị hỏng. 
Cách xử lý nệm cao su bị dính nước nhanh gọn
Cách xử lý nệm cao su bị dính nước nhanh gọn

Trên đây là các cách xử lý nệm bị ướt đơn giản và hiệu quả tại nhà. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã bỏ túi cho mình những mẹo hay để giúp chiếc đệm mau khô nếu không may bị dính nước nhé. 

Share:

Bình luận về chủ đề post

On Key

Related Posts