Nhẫn cưới là tín vật vô cùng đặc biệt trong ngày trọng đại. Đây được xem là vật chứng cho một tình yêu vĩnh cửu, lời cam kết gắn bó lâu dài đối với những cặp đôi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được nguồn gốc và ý nghĩa nhẫn cưới trong hôn nhân là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
ToggleNhẫn cưới xuất hiện từ lúc nào?
Trong lễ cưới, việc cô dâu và chú rể trao nhẫn cho nhau là một nghi thức vô cùng thiêng liêng. Với sự chứng kiến của hai bên gia đình hoặc nếu tổ chức tại gia thì sẽ được chứng giám trước bàn thờ tổ tiên.
Đối với từng nhu cầu và sở thích cá nhân mà mỗi người sẽ chọn nhẫn có chất liệu khác nhau, chẳng hạn như nhẫn vàng, dây chuyền kim cương hoặc những mẫu bông tai vàng Ý đẹp nhất. Trong đó, nhẫn làm bằng kim cương được nhiều người ưa chuộng. Vì nhẫn cưới kim cương mang nhiều giá trị cực kỳ đặc biệt.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có ai xác định được nhẫn cưới xuất phát từ thời điểm nào. Nhưng có nhiều bằng chứng cho rằng nhẫn cưới bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại, người ta sử dụng nhẫn trong lễ cưới để thể hiện sự cam kết và lời hứa thủy chung. Người Ai Cập còn quan niệm vòng tròn của nhẫn là sự kết nối, sự vĩnh cửu của tình yêu nam nữ.
Nguồn gốc của nhẫn cưới
Ngoài ra, nhiều người cũng tin rằng nhẫn đính hôn bắt nguồn từ Hy Lạp – La Mã. Do thời xa xưa chưa có nhẫn làm bằng vàng nên theo phong tục, người cha phải trao nhẫn làm bằng kim loại và chiếc chìa khóa cho con gái của mình. Với người La Mã, những chiếc chìa khóa tượng trưng cho sự bảo vệ và trân trọng lẫn nhau trong mối quan hệ hôn nhân.
Bên cạnh các giả thuyết về nguồn gốc ở những nền văn minh cổ đại, chiến tranh cũng là yếu tố khiến nhẫn cưới trở nên quan trọng hơn. Chiến tranh là nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng phải chia cắt và rời xa nhau. Để cho mối quan hệ vợ chồng không bị xa cách và lãng quên trong thời gian dài. Họ bắt đầu trao nhau chiếc nhẫn cưới để luôn gợi nhớ về đối phương, nhớ về một gia đình vẫn luôn chờ họ trở về. Nhẫn cưới tượng trưng cho sự gắn kết
Những chiếc nhẫn cưới thời xưa được làm từ chất liệu rất đơn giản chẳng hạn như cỏ cây hay lau sậy. Tuy được chế tác từ chất liệu thiên nhiên, nhưng chúng cũng rất bền bỉ không kém những chiếc nhẫn làm bằng vàng, bạc hay kim loại.
Đối với cuộc sống hiện đại ngày nay, bạn đã có thể chọn những chiếc nhẫn có đa màu sắc, hình dạng và chất lượng khác nhau dựa theo nhu cầu của mình.
>>> Xem thêm những bộ sưu tập trang sức giá trị, lộng lẫy tại Trang sức vàng Ý Kim Long Diệp.
Ý nghĩa nhẫn cưới trong hôn nhân
Nhẫn cưới được xem là biểu tượng của một tình yêu vĩnh cửu, là lời hứa thủy chung trọn kiếp giữa vợ chồng. Bên cạnh đó, hình tròn của nhẫn không có điểm bắt đầu và không có điểm kết thúc, nên trong văn hóa Ai Cập nhẫn là hiện thân của sự cam kết mạnh mẽ và lâu dài. Vì vậy, nhẫn cưới thể hiện cho sự gắn kết và giữ cho mối quan hệ không phai nhạt theo thời gian.
Ngoài ra, việc trao nhẫn cho nhau như lời khẳng định chủ quyền với đối phương, một lòng chung thủy và không được phản bội. Đồng thời, hai bên phải luôn giữ trách nhiệm của mình và sẵn sàng chia sẻ những đắng cay, ngọt bùi khi ở bên cạnh nhau. Có thể nói, nhẫn cưới mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Cách đeo nhẫn cưới đúng cách
Đeo nhẫn cưới trên ngón áp út bên tay trái là cách phổ biến thường gặp. Nhưng có nhiều người thắc mắc tại sao lại đeo ngón này? Câu trả lời nằm ở quan niệm và phong tục ở một số nơi. Chẳng hạn như:
Với những nước Châu Âu, nhiều người chuộng đeo nhẫn ngón giữa hơn. Vì họ tin rằng các mạch máu của ngón giữa có thể chạy thẳng đến con tim, chạm đến những tình cảm chân thành bên trong.
Việc đeo nhẫn tùy thuộc vào từng phong tục các nước
Đối với người La Mã, họ cũng đeo theo cách thông thường ở ngón áp út bên phía tay trái. Vì họ quan niệm rằng đây là ngón có liên kết mạnh mẽ đến mạch máu chảy đến con tim.
Còn ở Trung Quốc, người dân theo đạo Phật khá nhiều và đối với họ mỗi ngón tay tượng trưng cho mỗi người quan trọng khác nhau. Ngón cái tượng trưng cho ba mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính mình, ngón áp út dành cho hôn nhân và ngón út tượng trưng cho bạn bè. Vì thế, người Trung Quốc thường đeo nhẫn cưới theo đạo Phật ở ngón áp út tay trái.
Đối với cặp đôi khi chuẩn bị bước sang một hành trình mới đi cùng nhau, thì nhẫn cưới là biểu tượng thiêng liêng và hàm chứa ý nghĩa sâu sắc cho hôn nhân.Hy vọng thông qua bài viết trên đây bạn có thể hiểu hơn về ý nghĩa nhẫn cưới cũng như nguồn gốc của nó.
Bình luận về chủ đề post