Trẻ sơ sinh thở khò khè là dấu hiệu của rất nhiều bệnh hô hấp. Do đó, cha mẹ nên chú ý để có phương pháp chăm sóc khi bé gặp hiện tượng này. Cha mẹ cũng cần xem xét thật kỹ bệnh tình để biết khi nào cần đưa trẻ đi bác sĩ kịp thời.
Mục lục
Toggle1. Trẻ sơ sinh bị khò khè là hiện tượng gì?
Trẻ sơ sinh bị khò khè là tình trạng khi trẻ sơ sinh thở tạo ra một âm thanh như tiếng huýt sáo cao do luồng không khí thổi qua các đường thở bị hẹp và chèn ép sẽ trở nên hỗn loạn, gây ra những rung động lên thành của đường thở. Chính rung động này tạo ra tiếng thở khò khè ở trẻ sơ sinh
2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị khò khè
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị khò khè. 4 nguyên nhân chính điển hình cần kể tới
Trẻ sơ sinh thở khò khè do bé chỉ thở bằng mũi mà chưa biết cách thở bằng miệng. Lúc này mẹ chỉ cần tăng tiết dịch như sổ mũi sẽ làm trẻ bị nghẹt mũi và thở khò khè
- Trẻ sơ sinh thở khò khè do bé chỉ thở bằng mũi mà chưa biết cách thở bằng miệng. Lúc này mẹ chỉ cần tăng tiết dịch như sổ mũi sẽ làm trẻ bị nghẹt mũi và thở khò khè.
- Do hen suyễn: Hen suyễn dẫn đến sự nhạy cảm của niêm mạc đường hô hấp với các yếu tố kích thích từ môi trường, gây viêm, kích ứng niêm mạc khiến trẻ sơ sinh bị khò khè, khó thở, tức ngực.
- Do dị ứng: Khi gặp phải tác nhân dị ứng trong không khí, cơ thể sẽ có phản ứng dữ dội, làm co đường thở. Đường dẫn khí bị nhỏ lại, khiến không khí đi qua khó khăn, tạo ra tiếng khò khè, tiếng rít.
- Do bệnh trào ngược thực quản: Trào ngược thực quản là tình trạng dịch dạ dày không nằm yên trong dạ dày, mà bị trào ngược lên thực quản. Khi này, dịch dạ dày có thể tiếp xúc với vùng hầu họng, thậm chí là tràn một ít sang khí quản. Do bị axit ăn mòn và kích thích, đường hô hấp tại các vị trí này sẽ bị sưng viêm, làm thu hẹp đường dẫn khí. Đây chính là nguyên nhân gây tắc nghẽn khiến trẻ thở khó khăn tạo ra tiếng khò khè.
- Do nhiễm trùng đường hô hấp: Nhiễm trùng đường hô hấp khiến đường thở bị thu hẹp do sưng viêm, phù nề. Các dịch tiết sinh ra cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tắc nghẽn, khiến âm thanh khò khè xuất hiện. Nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh cũng gây ra tiếng khò khè ở trẻ nhưng ít, thường thì chỉ gây tiếng ồn khi thở. Các nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.. thì trẻ thường xuất hiện thở khò khè nặng kèm theo hiện tượng sốt, ho.
3. Cách chăm sóc khi bé thở khò khè
Khi trẻ sơ sinh bị khò khè, mẹ lưu ý những vấn đề sau để chăm sóc bé được hiệu quả:
Vệ sinh mũi sạch sẽ, nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Fysoline là dòng nước muối sinh lý an toàn, vô khuẩn có thương hiệu và uy tín nên được rất nhiều mẹ lựa chọn
Giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè bằng cách thay đổi tư thế ngủ của trẻ
Giữ ấm cho trẻ
Cho bé bú sữa nhiều hơn
Massage ngực và cổ cho bé trước khi đi ngủ
Giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh, nhất là giữ ấm vùng cổ, ngực, tai
Tạo thói quen đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để giữ ấm mũi, họng và hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập
Vệ sinh răng miệng, họng mỗi ngày bằng súc miệng nước muối sinh lý, đánh răng sáng tối
Không nên ngoáy mũi nhiều, hay dùng vật nhọn sắc cho vào mũi dễ gây tổn thương niêm mạc mũi, vi khuẩn xâm nhập dễ dàng
Tuyệt đối không được tự ý dùng kháng sinh khi chăm sóc trẻ tại nhà, phải tuân theo chỉ định của bác sĩ nếu có dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh.
4. Khi nào cần đưa trẻ bị khò khè tới bệnh viện?
Trong quá trình chăm sóc cho bé, nếu tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè không tiến triển hoặc nặng hơn thì mẹ nên cho bé đi bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt:
Trẻ bị khó thở, thở khò khè, tím tái. Nhất là trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi, khi có dấu hiệu khò khè hay khó thở mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay
Trẻ điều trị ho, khò khè tại nhà từ 3-4 tuần không đỡ, hay nặng hơn
Trẻ có tiền sử bị hen suyễn hay một số bệnh lý liên quan đến hô hấp.
Trẻ khó thở, ho có kèm theo sốt, nôn trớ.
Tùy tình trạng nhẹ hay nặng, bác sĩ sẽ quyết định cho trẻ về nhà chữa trị hay ở lại viện để theo dõi và điều trị.
Xem chi tiết bài viết tại nguồn: https://fysoline.vn/ho-hap/tre-so-sinh-bi-kho-khe.html
Bình luận về chủ đề post