Những người giàu nhất Việt Nam hiện nay là những người có số tài sản khổng lồ với con số tính bằng tỷ đồng, đó là số tài sản khiến nhiều người mơ ước dù phấn đấu cả đời cũng không có được. Danh sách 10 tỷ phú giàu nhất Việt Nam vẫn luôn thay đổi theo từng năm, trong số đó có những cái tên vẫn luôn giữ vững vị trí của mình hoặc vượt qua.
Vậy hiện nay danh sách top 10 đó là những ai, các bạn hãy cùng với danhsachtop.com tìm hiểu Top 10 người giàu nhất Việt Nam năm 2018. Trong đó ông Phạm Nhật Vượng vẫn vững vàng ở vị trí thứ nhất, kế đến là bà Nguyễn Thị Phương Thảo vừa được Forbes ghi nhận là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và là người thứ 2 có mặt trong danh sách người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn.
Mục lục
ToggleTop 10 người giàu nhất Việt Nam năm 2018
10. Trương Thị Lệ Khanh
Chức vụ: Chủ tịch HĐQT CTCP Vĩnh Hoàn
Tuổi: 55
Giá trị tài sản: 2.634 tỷ đồng
Bà Lệ Khanh là Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, công ty đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam. Mức cổ phiếu của Vĩnh Hoàn tăng cao tới 143% trong thời gian gần đây cũng góp phần củng cố giá trị tài sản của bà lên hàng ngàn tỷ đồng chỉ trong 1 năm. Hiện tại từ năm 2016 bà Lệ Khanh đã chuyển giao vị trí Tổng giám đốc cho một nữ tướng khác trẻ hơn và chỉ còn làm Chủ tịch HĐQT để hoạch định chiến lược.
9. Vũ Thị Hiền
Vợ ông Trần Đình Long – Chủ tịch CTCP Tập đoàn Hòa Phát
Giá trị tài sản: 2.649 tỷ đồng
Là vợ của ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát. Bà Hiền có thể xem là người phụ nữ giàu có và bí ẩn nhất sàn chứng khoán ngoài việc bà là vợ của ông Trần Đình Long. Bà không giữ bất kì chức vụ nào trong công ty và có trong tay hơn 53 triệu cổ phiếu HPG. Hiện ông Long và vợ đang nắm trong tay 31,5% cổ phần của Hòa Phát.
8. Phạm Thúy Hằng
Chức vụ: Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Vingroup
Tuổi: 42
Giá trị tài sản: 3.502 tỷ đồng
Bà Phạm Thúy Hằng là Phó chủ tịch tập đoàn Vingroup (VIC), đồng thời là em vợ của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng. Tập đoàn Vingroup đang sở hữu hàng loạt các dự án bất động sản quy mô lớn tại Hà Nội: Royal City, Times City, Vinhomes Riversides; tại TP. HCM như Vincom Center, Tân Cảng Vinhomes hay Vinpearl Nha Trang….
7. Nguyễn Đức Tài
Chức vụ: Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới di động
Tuổi: 47
Giá trị tài sản: 3.588 tỷ đồng
Là thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng của TGDĐ trong những năm qua đã vô cùng ấn tượng. Tháng 7/2014, cổ phiếu Thế giới di động lên sàn và tăng 114% chỉ sau 1 tháng, lên 175,000 VNĐ, đưa ông Nguyễn Đức Tài trở thành một trong những đại gia lớn trên sàn chứng khoán. Và tới thời điểm bây giờ CTCP Đầu tư Thế giới di động vừa gây sốc với kế hoạch doanh thu năm 2018 lên tới 63.000 tỷ đồng – một con số rất lớn mà chỉ có các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước hay Doanh nghiệp FDI mới đạt được.
6. Phạm Thị Thu Hương
Chức vụ: Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup
Tuổi: 47
Giá trị tài sản: 5,243 tỷ đồng
Bà Phạm Thu Hương được biết đến là một trong những người sáng lập Vingroup – tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam – và giữ vai trò là Phó chủ tịch thường trực thứ hai, có bằng cử nhân luật quốc tế tại Ukraina. Bà Thu Hương sở hữu gần 125 triệu cổ phiếu VIC tương đương 4,75% vốn điều lệ của Vingroup.
5. Bùi Thành Nhơn
Chức vụ: Chủ tịch HĐQT Novaland
Tuổi: 58
Giá trị tài sản: 7,584 tỷ đồng
Ngày 28/12/2016, CTCP tập đoàn đầu tư địa ốc Novaland đã niêm yết trên HOSE và trở thành doanh nghiệp BĐS lớn thứ 2 trên TTCK. Việc này cũng đưa ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch HĐQT của Novaland trở thành một trong những người giàu nhất sàn chứng khoán.
4.Trần Đình Long
Chức vụ: Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát
Tuổi:
Giá trị tài sản: 9,147 tỷ đồng
Là một trong những Đại gia gạo cội của ngành Thép Việt Nam, ông Trần Đình Long thường xuyên đứng trong nhóm các đại gia giàu nhất Việt Nam nhiều năm gần đây. Hòa Phát đã có một năm 2016 rất thành công khi lợi nhuận và giá cổ phiếu đều đạt mức cao nhất lịch sử.Đại gia của ngành thép không đứng yên trên đỉnh vinh quang mà tiếp tục lấn sân sang lĩnh vực tôn mạ và vừa tiếp quản siêu dự án thép 3 tỷ USD ở Dung Quất.
3. Trịnh Văn Quyết
Chức vụ: Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC
Tuổi: 41
Giá trị tài sản: 33 nghìn tỷ đồng (1.5 tỷ USD)
Được xem là tỷ phú đô la Mỹ thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 27 tháng 10 năm 2016 với giá trị tài sản 22,7 ngàn tỷ đồng, tương đương 1,02 tỷ USD. Theo thống kê trên TTCK Việt Nam vào ngày cuối cùng trong năm 2016 (30/12), ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC là người giàu nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên sau đó do sự thay đổi về mặt giá trị tài sản, ông lại rớt xuống vị trí thứ 2.
Ông sở hữu gần 290 triệu cổ phiếu ROS (Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros), hơn 114 triệu cổ phiếu FLC (Tập đoàn FLC)… trị giá tổng cộng hơn 33 ngàn tỷ đồng (tương đương 1,5 tỷ USD) là và người đứng đầu trong danh sách 10 người giàu nhất trên TTCK.
2. Nguyễn Thị Phương Thảo
Chức vụ: Tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank
Tuổi: 47
Giá trị tài sản: 1,7tỷ USD
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – nhà sáng lập kiêm CEO Vietjet Air. Năm nay 46 tuổi, bà Thảo được xem là một trong những nữ doanh nhân thành công nhất tại Việt Nam nhờ vào việc khai thác thị trường hàng không tư nhân. Hãng bay của bà, Vietjet Air, mới chỉ có chuyến bay đầu tiên vào năm 2011 nhưng đến nay đã chiếm tới 40% thị phần.
Ngày 9/3/2018, tạp chí Forbes công bố danh sách các nữ tỷ phú USD trên thế giới năm 2018, ghi nhận bà Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với khối tài sản ước tính khoảng 1,7 tỷ USD.Bà cũng là một trong 15 nữ tỷ phú tự thân mới trong danh sách của Forbes năm 2018.
1. Phạm Nhật Vượng
Chức vụ: Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup
Tuổi: 48
Giá trị tài sản: 30 nghìn tỷ đồng (1.5 tỷ USD)
Giá trị tài khoản theo Forbes (2.4 tỷ USD)
Phạm Nhật Vượng là doanh nhân Việt Nam được công nhận là tỷ phú đô la đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2011, với tổng giá trị tài sản lên tới 24,332 tỷ đồng và không ngừng tăng cho đến nay, thường xuyên giữ vị trí số 1 trong nhóm các đại gia sàn chứng khoán. Được biết đến là nhà sáng lập và Chủ tịch của Tập đoàn Vingroup, với ngành nghề hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, bán lẻ, hậu cần, nông nghiệp, giáo dục và y tế.
Sang đến năm 2018, ông Phạm Nhật Vượng vẫn được công nhận là người giàu nhất Việt Nam với tài sản cá nhân lên tới 2,4 tỷ USD, đồng thời được công nhận là tỷ phú đô la duy nhất của Việt Nam. Ngoài ra ông còn xếp hạng 867 top những người giàu nhất hành tinh năm 2018.
Như Quỳnh
Bình luận về chủ đề post