Thực hiện kế toán thuế cho doanh nghiệp mới thành lập cần chuẩn bị những gì? Quá trình thực hiện ra sao? Mời bạn hãy tiếp tục theo dõi bài viết sau để nắm được bí quyết kế toán- thuế cho doanh nghiệp nhé!
Mục lục
Toggle1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp
– Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết, bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký theo 2 cách sau:
Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh tại nơi hoạt động
Nộp hồ sơ trực tuyến tại Website đăng ký bằng chữ ký số công cộng hoặc bằng tài khoản đăng ký kinh doanh
– Khắc và công bố sử dụng con dấu
Căn cứ theo Điều 44 tại Luật doanh nghiệp 2015 thì mỗi doanh nghiệp đều có thể tự quyết định hình thức cũng như nội dung của con dấu và được tự đặt khắc dấu. Tuy nhiên, trên mỗi con dấu bắt buộc phải có tên, mã số doanh nghiệp. Hình ảnh trên con dấu cần phải đáp ứng theo Điều 12 và 14 Nghị định 96/2015/NĐ-CP.
Sau khi có con dấu, bạn cũng cần chuẩn bị hồ sơ công bố cao dấu bao gồm:
Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp (đúng theo biểu mẫu II-8 Phụ lục Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT)
Văn bản ủy quyền (Đối với người đi nộp hồ sơ không phải là người đại diện trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)
Các loại giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp (CMND/ Căn cước công dân, hộ chiếu)
– Công bố thành lập doanh nghiệp
Sau khi hoàn thành đầy đủ các thủ tục cần thiết về đăng ký doanh nghiệp, bạn cần tiếp tục đăng ký báo cáo trên cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký kinh doanh doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận giấy đăng ký kinh doanh.
– Chuẩn bị các giấy phép
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh những ngành hàng bị hạn chế hoặc có điều kiện thì ngoài các thủ tục trên, bạn cần chuẩn bị hồ sơ để xin giấy phép kinh doanh ngành có điều kiện
2. Lập hồ sơ khai thuế
– Mở tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số
Để mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp, bạn có thể đến trực tiếp phòng giao dịch của ngân hàng để làm thủ tục. Trong vòng 10 kể từ ngày có tài khoản ngân hàng, bạn cần thông báo đến Sở kế hoạch và đầu tư thông qua Website. Đồng thời, các doanh nghiệp mới thành lập sử dụng hóa đơn điện tử cũng cần đăng ký chữ ký số để phát hành hóa đơn.
– Kê khai, nộp thuế môn bài
Sau khi công ty đã thành lập và đi vào hoạt động kinh doanh thì các doanh nghiệp cần thực hiện kê khai cũng như nộp thuế môn bài với thời hạn chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động.
Tuy nhiên, theo Điều 1, nghị định 22/2020/NĐ-CP thì Doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn thuế môn bài trong năm đầu tiên. Đồng thời, các chi nhánh, văn phòng, cá nhân của doanh nghiệp được thành lập trong thời gian đó cũng sẽ được miễn phí thuế môn bài.
– Đăng ký phương pháp kê khai thuế và đăng ký sử dụng hóa đơn
Để thực hiện đăng ký khai thuế và đăng ký sử dụng hóa đơn bạn cần xác định doanh nghiệp của mình sẽ sử dụng phương pháp kê khai thuế khấu trừ hay kê khai thuế trực tiếp. Mỗi phương pháp kê khai sẽ phụ thuộc vào doanh thu hằng năm cũng như hình thức kinh doanh của doanh nghiệp
– Lựa chọn chế độ kế toán và phương pháp khấu hao TSCĐ
Tùy thuộc vào từng quy mô doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn các chế độ kế toán phù hợp như:
Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ (lao động trung bình không quá 10 người, nguồn vốn không quá 3 tỷ) nên dùng chế độ kế toán theo thông tư 132.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ (có lao động trung bình không quá 50-100 người, nguồn vốn không quá 20 -50 tỷ đồng) nên dùng chế độ kế toán theo thông tư 133.
Đối với các phương thức khấu hao TSCĐ
Theo như Thông tư 45/2013/TT-BTC thì doanh nghiệp có thể tự quyết định phương thức trích khấu hao tài sản cố định. Hiện nay, có 3 phương thức trích khấu hao tài sản cố định là trích khấu hao theo đường thẳng, trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong vấn đề thành lập doanh nghiệp và thực hiện các hồ sơ, thủ tục liên quan đến kế toán – thuế thì Thiên Luật Phát chính là sự lựa chọn lý tưởng.
Thiên Luật Phát chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp trọn gói cũng như kế toán thuế trọn gói uy tín, giúp doanh nghiệp có thể giải quyết nhanh chóng và triệt để các vấn đề triển khai còn tồn đọng trong công ty.
Trên đây là tổng hợp các thông tin về việc thực hiện kế toán thuế cho doanh nghiệp mới thành lập. Hy vọng qua bài viết bạn đã có đầy đủ thông tin cần thiết để ứng dụng cho doanh nghiệp của mình.
Bình luận về chủ đề post