Phong cách lãnh đạo, hay còn được gọi là “chất riêng” của từng người quản lý, không chỉ đơn thuần là cách họ giao tiếp, tương tác và dẫn dắt nhóm. Nó còn thể hiện qua cách họ đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề, và xây dựng mối quan hệ với nhân viên. Theo nghiên cứu của Harvard Business Review, phong cách lãnh đạo có thể ảnh hưởng đến 30% lợi nhuận của công ty, điều đó cho thấy rằng nó ảnh hưởng khá nhiều đến doanh nghiệp. Vậy các phong cách lãnh đạo thường thấy là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
ToggleTại sao phong cách lãnh đạo lại quan trọng?
Áp dụng đúng phong cách lãnh đạo không chỉ giúp người quản lý phát huy tối đa năng lực cá nhân mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mà nhân viên cảm thấy được tôn trọng, tin tưởng và sẵn sàng cống hiến. Từ đó, hiệu suất làm việc chung của nhóm sẽ được nâng cao hơn.
Một phong cách lãnh đạo phù hợp cũng giúp người quản lý:
- Nhận biết điểm mạnh, điểm yếu và giá trị cá nhân để liên tục hoàn thiện.
- Khơi gợi động lực và tinh thần làm việc.
- Xây dựng lòng tin và sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm.
5 phong cách lãnh đạo phổ biến nhất
1. Lãnh đạo Chuyên quyền (Autocratic leadership)
Lãnh đạo chuyên quyền là kiểu mà người lãnh đạo nắm giữ toàn bộ quyền lực. Họ tự quyết định mọi vấn đề mà không cần hỏi ý kiến ai (hoặc ít khi hỏi).
Đặc điểm nổi bật:
- Nắm giữ toàn bộ quyền lực: Mọi quyết định từ mục tiêu đến chiến lược và cách thực hiện đều do người lãnh đạo đưa ra.
- Đưa ra quyết định một cách độc đoán: Không tham khảo ý kiến của cấp dưới.
- Kiểm soát chặt chẽ: Người lãnh đạo giám sát từng chi tiết của công việc từ quá trình đến kết quả.
Ưu điểm và nhược điểm:
- Ưu điểm: Hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp và đạt mục tiêu ngắn hạn nhanh chóng.
- Nhược điểm: Có thể gây bất mãn cho nhân viên và dễ phạm sai lầm do quyết định chủ quan.
>>> Quản lý cấp cao là gì? Trách nhiệm của một quản lý cấp cao
2. Lãnh đạo Dân chủ (Democratic leadership)
Lãnh đạo dân chủ là khi người lãnh đạo trao quyền cho cấp dưới tham gia vào quá trình ra quyết định. Phong cách này xây dựng sự đồng thuận và cam kết từ nhân viên.
Đặc điểm nổi bật:
- Trao quyền cho cấp dưới: Khuyến khích nhân viên tham gia vào các quyết định.
- Lắng nghe ý kiến: Tôn trọng ý kiến từ mọi người.
- Giải thích lý do: Giúp nhân viên hiểu và đồng thuận với quyết định.
Ưu điểm và nhược điểm:
- Ưu điểm: Tăng sự đồng thuận và hài lòng trong công việc.
- Nhược điểm: Có thể gây chậm trễ trong quyết định và khó kiểm soát tiến trình công việc.
3. Lãnh đạo Ủy quyền (Laissez-faire leadership)
Lãnh đạo ủy quyền trao quyền tối đa cho nhân viên và ít can thiệp vào công việc của họ. Đây là kiểu lãnh đạo giúp phát huy tối đa sự sáng tạo và trách nhiệm cá nhân.
Đặc điểm nổi bật:
Nhân viên tự quyết định và thực hiện công việc. Lãnh đạo chỉ can thiệp khi cần thiết.
Ưu điểm và nhược điểm:
- Ưu điểm: Tăng cường sáng tạo và hài lòng trong công việc.
- Nhược điểm: Có thể dẫn đến thiếu kiểm soát và chậm trễ trong quyết định.
4. Lãnh đạo Giao dịch (Transactional leadership)
Lãnh đạo giao dịch sử dụng thưởng và phạt để thúc đẩy nhân viên đạt mục tiêu (KPI).
Đặc điểm nổi bật:
- Sử dụng phần thưởng: Như tiền thưởng, thăng chức, bonus.
- Sử dụng hình phạt: Như khiển trách, trừ lương, sa thải.
Ưu điểm và nhược điểm:
- Ưu điểm: Hiệu quả trong việc đạt mục tiêu ngắn hạn và dễ dàng áp dụng.
- Nhược điểm: Không hiệu quả với mục tiêu dài hạn do thiếu sự quan tâm đến chiến lược lâu dài.
5. Lãnh đạo Huấn luyện (Coaching leadership)
Lãnh đạo huấn luyện tập trung vào hỗ trợ nhân viên để họ phát triển được năng lực tối đa. Người lãnh đạo ở đây không chỉ là người quyết định mà còn là người hướng dẫn và hỗ trợ.
Đặc điểm nổi bật:
- Tập trung vào phát triển nhân viên: Giúp họ xác định mục tiêu và phát triển kỹ năng.
- Kỹ năng hỏi và lắng nghe: Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của nhân viên.
- Khuyến khích tự học hỏi: Tạo môi trường tự học và phát triển các kỹ năng.
Ưu điểm và nhược điểm:
- Ưu điểm: Phát triển kỹ năng, khuyến khích sáng tạo, và tạo ra môi trường làm việc tích cực.
- Nhược điểm: Đòi hỏi kỹ năng và thời gian của lãnh đạo, không hiệu quả trong tình huống cấp bách.
Lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với bạn
Không có phong cách lãnh đạo nào là hoàn hảo, mỗi phong cách đều có ưu và nhược điểm riêng. Quá trình lựa chọn phong cách phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính cách của người lãnh đạo, đặc thù công việc, văn hóa tổ chức và tình hình cụ thể.
Để tìm ra phong cách lãnh đạo phù hợp nhất với bản thân, bạn có thể:
- Tự đánh giá bản thân: Xác định điểm mạnh, điểm yếu, giá trị và niềm tin của mình.
- Lắng nghe phản hồi: Thu thập ý kiến từ đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới để hiểu rõ hơn về cách họ nhìn nhận phong cách lãnh đạo của bạn.
- Học hỏi và phát triển: Tham gia các khóa học, hội thảo về lãnh đạo để mở rộng kiến thức và kỹ năng.
Lời kết
Hiểu rõ các phong cách lãnh đạo khác nhau là một bước quan trọng để bạn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả. Không có một phong cách lãnh đạo nào là hoàn hảo, và việc lựa chọn phong cách phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính cách của bạn, đặc điểm của đội ngũ và môi trường làm việc. Tuy nhiên, bằng cách hiểu rõ ưu nhược điểm của từng phong cách, bạn có thể linh hoạt điều chỉnh và áp dụng chúng một cách hiệu quả nhất.
Bạn muốn khám phá phong cách lãnh đạo phù hợp với mình và phát triển năng lực lãnh đạo của bản thân? Hãy tham gia ngay khóa học “Bộ kỹ năng dành cho lãnh đạo” của TOPSKILLS. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và phương pháp đào tạo thực tiễn, TOPSKILLS sẽ giúp bạn hiểu rõ về các phong cách lãnh đạo, rèn luyện các kỹ năng cần thiết và trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc.
Xem thêm: Quản lý cấp trung là gì? Nhà lãnh đạo cấp trung họ là ai ?
Bình luận về chủ đề post