MỤC LỤC BÀI VIẾT

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì trong bữa sáng?

Img 6204c0d6ab914

Có nhiều quan niệm sai lầm về bữa sáng dành cho người bị bệnh tiểu như việc ăn sáng khiến cho bệnh nhân bị tăng đường huyết. Dẫn đến có nhiều người bệnh chưa tìm hiểu kỹ càng đã tự ý bỏ qua bữa sáng. Hậu quả của việc này là người bệnh dễ bị kháng insulin và tỉ lệ mắc bệnh béo phì cao hơn. Vậy, người bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng?

1. Bún

Bún là một món ăn sáng phổ biến và đặc trưng của người dân Việt Nam. Nhiều người có thắc mắc rằng bệnh nhân mắc tiểu đường có được ăn bún không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể.

Bún lức – món ăn vô cùng thích hợp dành cho người mắc bệnh tiểu đường

Các loại bún như bún cá, bún bò, bún mọc,… có thể cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng, chất đạm, tinh bột và chất xơ giúp duy trì mức đường máu ổn định cho bệnh nhân vào đầu ngày. Đây là món ăn có chỉ số đường huyết ở mức thấp, người bệnh nên có cách sắp xếp, hạn chế sử dụng quá nhiều thì hoàn toàn không gây hại cho cơ thể.

2. Các loại bánh mì cho người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng bánh mì làm bữa sáng. Tùy vào sở thích và thói quen ăn uống mà thay đổi các loại nhân cho ngon miệng hơn. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại bánh mì nguyên cám bởi chỉ số đường huyết thấp hơn và giàu vitamin, chất khoáng và chất xơ hơn.

Bánh mì nguyên cám – lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh tiểu đường  

Người tiểu đường không nên ăn bánh mì ngọt hay chiên rán trong dầu mỡ. Khi ăn bánh mì, bệnh nhân nên ăn bánh có cả thịt và rau củ để bổ sung được năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.

>> Xem thêm: Bệnh tiểu đường có ăn bánh mì được không? Top 5 loại bánh mì cho người tiểu đường

3. Yến mạch

Yến mạch là loại thực phẩm được xem làm thần thánh đối với người thừa cân. Bệnh nhân mắc tiểu đường cũng là một trong số các trường hợp đó. Bởi vì yến mạch có chỉ số đường huyết thấp, hạn chế được khả năng thèm ăn của người sử dụng mà vẫn cung cấp lượng vừa đủ chất tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Tuy nhiên khi sử dụng yến mạch, bệnh nhân cũng cần phải chú ý liều lượng cho hợp lý. Nếu ăn quá nhiều thì cũng có thể gây ra hiện tượng đường máu tăng cao, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người sử dụng.

Cháo yến mạch dành cho người bệnh tiểu đường

Ngoài ra, khi chế biến yến mạch, bệnh nhân cũng nên nấu chín kỹ, tránh trường hợp bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn một số món ăn từ yến mạch phổ biến nhất đó là: cháo yến mạch thịt gà, bánh rán yến mạch mật ong, yến mạch sữa chua hoa quả,….

4. Phở

Phở chính là một nét ẩm thực đáng tự hào vô cùng bởi sự đặc biệt từ nước dùng đến bánh phở cũng như các đồ ăn đi kèm món này.

Người tiểu đường nên ăn các loại phở giàu chất đạm

Mỗi bát phở chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và có thể cung cấp đủ năng lượng cho chúng ta mỗi buổi sáng bởi có cả chất đạm, chất xơ và tinh bột trong món ăn này.

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể lựa chọn phở để ăn sáng. Dù phở có chỉ số đường huyết ở mức trung bình, nhưng nếu bệnh nhân không sử dụng thường xuyên thì hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng đường máu.

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn các món có sợi phở được làm từ gạo lức, với ức gà, thịt bò nạc,… để hạn chế hơn lượng đường nạp vào cơ thể lúc sáng sớm.

Trên đây là gợi ý 4 món ăn người bệnh tiểu đường nên sử dụng trong bữa sáng.  Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể đưa ra những lựa chọn hợp lý để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và tình trạng bệnh diễn biến tích cực hơn.

Share:

Bình luận về chủ đề post

On Key

Related Posts