Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản trị nhân sự của mỗi tổ chức. Thông qua bài viết này, tôi sẽ chỉ ra cho bạn các nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần thực hiện.
Mục lục
ToggleHoạch định nguồn nhân lực
Nội dung đầu tiên trong việc nâng chất lượng nhân lực là hoạch định. Hiểu đơn giản rằng, sau khi hoạch định và nắm rõ ràng về chiến lược kinh doanh, các nhà quản trị nhân sự cần hoạch định nguồn nhân lực sao cho đảm bảo các hoạt động của tổ chức được diễn ra hiệu quả nhằm đảm bảo mục tiêu kinh doanh được đặt ra.
Các công việc cần thực hiện bao gồm: dự báo cầu lao động trong từng thời điểm ở tương lai, xác định hiện trạng của nhân sự trong công ty để lên những phương án thích hợp nhằm đảm bảo cơ cấu lao động phù hợp cho sản xuất kinh doanh.
Kết quả dự báo nhu cầu nguồn nhân lực bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố bên trong (bao gồm: mục tiêu kinh doanh, cơ cấu tổ chức, định mức lao động, tính chất công việc) và yếu tố bên ngoài tổ chức (bao gồm: thể chế chính trị, tình trạng kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, cạnh tranh thị trường lao động).
Đào tạo nguồn nhân lực
Sau khi hoàn thành triển khai hoạch định nguồn nhân lực, công tác cần thực hiện tiếp theo là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo đủ số lượng lao động chất lượng cho công việc. Hai nhiệm vụ chính cần được hoàn thành bao gồm xây dựng đội ngũ lao động chất lượng để phục vụ mục tiêu kinh doanh và đào tạo được các nhân sự có khả năng kế thừa trong tương lai.
Có nhiều loại đào tạo như: đào tạo cơ bản – nâng cao, đào tạo nghề – kỹ năng, đào tạo lại… Tuy nhiên tất cả các dạng đào tạo trên đều phục vụ cho mục đích giúp nhân lực được nâng cao tay nghề, lĩnh hội được các kiến thức, kỹ năng và có thể thực hành tốt trong công việc.
Ngoài ra, đào tạo nguồn nhân lực có thể thực hiện qua nhiều hình thức như: đào tạo trực tiếp, đào tạo online và đào tạo phối hợp.
Thu hút, phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực
Thu hút nguồn nhân lực
Trong quản trị nguồn nhân lực thì thu hút đóng vai tròng là bước căn bản nhằm thu hút và tuyển dụng được đúng đối tượng có chất lượng nghề phù hợp với yêu cầu đặt ra trước đó.
Ngày nay, các doanh nghiệp tổ chức có thể thực hiện công tác thu hút nguồn nhân lực bằng nhiều cách:
Tuyển mộ từ các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo
Đăng thông tin trên các trung tâm giới thiệu việc làm
Tài trợ hoặc tổ chức các cuộc thi, sự kiện nhằm thu hút nhân tài
Áp dụng các nền tảng digital marketing nhằm quảng bá và thu hút nguồn nhân lực.
Phân bổ nguồn nhân lực
Phân bổ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là quá trình củng cố số lượng và phân bổ lao động theo các phòng ban, vị trí, tính chất công việc theo cơ cấu phù hợp. Qua đó, các mục tiêu kinh doanh của tổ chức được đảm bảo thực hiện và tối ưu về ngân sách.
Sử dụng nguồn nhân lực
Sử dụng nguồn nhân lực luôn là mục đích chính trong công tác quản trị nguồn nhân lực. Đây là quá trình tận dụng nguồn nhân lực sử dụng nguồn lực khác để tạo ra giá trị thặng dư cho doanh nghiệp. Các giá trị này có thể bao gồm cả vật chất và tinh thần.
Do đó, khái niệm sử dụng nguồn nhân lực còn được hiểu như là việc khai thác tiềm năng và phát huy khả năng của người lao động một cách hiệu quả nhất.
Duy trì, đãi ngộ đối với nguồn nhân lực
Duy trì, đãi ngộ nguồn nhân lực mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
Giúp duy trì hoạt động kinh doanh sản xuất với năng suất ổn định
Xây dựng mối liên kết giữa người lao động với tổ chức, từ đó tăng lòng trung thành và năng suất làm việc.
Tránh thất thoát nhân lực chất lượng cao vào tay đối thủ cạnh tranh.
Đảm bảo đội ngũ nhân sự để dễ dàng hoàn thành mục tiêu doanh nghiệp trong tương lai.
Như vậy, bạn có thể hiểu rằng:
Công tác duy trì – đãi ngộ nguồn nhân lực là quá trình tìm hiểu và thoả mãn nhu cầu của người lao động về vật chất lẫn tinh thần.
Vì vậy mỗi doanh nghiệp, tổ chức cần xây dựng được một chính sách đãi ngộ phù cụ thể và hấp dẫn. Qua đó, chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cũng được nâng cao.
Bình luận về chủ đề post