MỤC LỤC BÀI VIẾT

Làm gì khi nhân viên không nghe lời sếp?

Chuyên viên kế hoạch sẽ là tiền đề thăng tiến đến vị trí trưởng phòng kế hoạch

Đứng ở cương vị là một người lãnh đạo doanh nghiệp, bạn có thể sẽ gặp trường hợp nhân viên của mình năng lực rất giỏi nhưng lại là người không biết nghe lời. Lúc này, bạn sẽ phản ứng thế nào để có thể giữ được nhân tài cho công ty lại cho nhân viên “tâm phục khẩu phục”? Ngay dưới đây, Navigos Search xin chia sẻ đến bạn bí quyết đối phó với những nhân viên cứng đầu này. Cùng theo dõi nhé!

Giữ bình tĩnh

Sẽ không dễ chịu chút nào nếu như bạn có một nhân viên dưới quyền luôn tỏ ra mình là “trung tâm của vũ trụ”. Và rất khó hợp tác với họ vì bất đồng quan điểm. Trong những trường hợp này, bạn cần giữ được bình tĩnh, đừng nổi nóng hay quyết tranh cãi cho bằng được. Điều này sẽ khiến bạn đánh mất sự tôn nghiêm của một người lãnh đạo, đặc biệt là không thể giải quyết được tình hình.

Giữ bình tĩnh
Giữ bình tĩnh

Dù không tán thành ý kiến của nhân viên hay không hài lòng trước thái độ của nhân viên mình, bạn hãy cố gắng nói rõ quan điểm, góp ý với họ một cách nhẹ nhàng nhất thay vì đưa ra một quyết định không đúng đắn khi mất bình tĩnh. Dù sao, bạn cũng là một người lãnh đạo có kinh nghiệm, thậm chí là hơn tuổi đời nên những góp ý sâu sắc của sếp chắc chắn sẽ được họ cân nhắc sau đó.

Luôn tương tác với nhân viên

Định nghĩa “không nghe lời” sếp được biểu hiện qua muôn hình vạn trạng. Có những trường hợp im im không ý kiến gì, nhưng suốt ngày làm sai quy định dù đã bị nhắc nhở nhiều lần. Vấn đề lớn ở những nhân viên này chính là thiếu tự tin hoặc có một số lý do không tiện trao đổi.

Nên thay vì liên tục áp dụng những quy định cứng nhắc của công ty khiến nhân viên áp lực công việc từ nhiều phía mà nghỉ việc. Thì bạn có thể trao đổi trực tiếp, hỏi thăm tình hình nhân viên mình đang gặp những vấn đề gì trong công việc hay trong cuộc sống một cách khéo léo.

Khi bạn thường xuyên để ý, quan tâm tới cấp dưới sẽ phát huy được tối đa hiệu quả trong việc gắn kết giữa lãnh đạo và nhân viên, hơn nữa cũng dễ dàng hơn cho sếp trong những lần trao đổi công việc sau với họ.

Giao việc đặc biệt

Giao việc đặc biệt cũng là cách rèn nhân viên không nghe lời hiệu quả. Bạn hãy giao cho họ toàn quyền quyết định những nhiệm vụ thuộc thế mạnh của họ và buộc họ phải chịu trách nhiệm cho dù xảy ra vấn đề gì. Đây cũng là cách kiểm chứng tài năng của nhân viên mình một lần nữa.

Giao việc đặc biệt
Giao việc đặc biệt

Tuy nhiên, bạn cũng có thể góp ý khi nhân viên gặp trở ngại hoặc chưa thật sự chuyên nghiệp trong kế hoạch hay dự án đó. Bạn hãy cho họ thấy, doanh nghiệp đang thực sự cần họ nhưng cũng cho nhân viên của mình thấy rằng, họ phải phát huy và cố gắng như thế nào để đáp lại được sự tín nhiệm của lãnh đạo và công ty.

Khen chê nhân viên đúng cách

Đặc biệt đối với những nhân viên không nghe lời, nghệ thuật khen chê của lãnh đạo đóng vai cực kỳ quan trọng trong quá trình quản lý nhân viên. Hãy dành lời khen họ khi hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó, chỉ ra những nội dung công việc mà họ đã làm rất tốt để những nhân viên xung quanh học hỏi.

Navigos Search gợi ý cho bạn nên thường xuyên nhắc đến tên những nhân viên “khó bảo” trong cuộc họp và nhấn mạnh những mặt mạnh của họ. Đây là cách thông minh để nhà lãnh đạo giảm bớt khoảng cách với nhân viên. Và cũng chứng minh được rằng, bạn cũng là một người sếp rất biết nhìn người.

Tuy nhiên, cho dù họ tài năng đến đâu cũng có những lúc phạm lỗi, lúc này bạn đừng ngại và giấu nhẹm đi. Lúc này, bạn phải biết cách chê bạn khéo léo để họ nhận ra mình không thực sự hoàn hảo. Tốt hơn hết là hãy chê một cách thật cụ thể, ở những điểm nhân viên đó làm chưa tốt và mọi người dễ dàng nhận ra nhất để họ khắc phục ngay lập tức. Điều này có thể giúp nhân viên ‘khó bảo’ nhận ra rằng “Bạn là người công bằng cho mọi trường hợp, và sự chê trách của sếp không nhằm vào mục đích là hạ thấp uy tín của họ mà là giúp họ trở nên tốt hơn”.

Quyết đoán đúng thời điểm

Quyết đoán đúng thời điểm
Quyết đoán đúng thời điểm

Quyết đoán là một trong những kỹ năng quan trọng không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Mức độ “cứng đầu” của nhân viên bạn như thế nào sẽ tác động không nhỏ đến quyết định của bạn. Khi nhân viên quá cố chấp, không chịu nhận sai để sửa lỗi hay còn lôi kéo người khác tham gia phản đối quan điểm của cấp trên, thì lúc này bạn hãy mạnh tay áp dụng các hình thức thưởng phạt theo quy định. Để họ thấy rằng không có bất kỳ một ngoại lệ nào dù cho đó là nhân viên tài năng.

Ở bất kỳ môi trường làm việc nào, lợi ích chung luôn được đặt lên hàng đầu. Tính quyết đoán và kỷ luật của nhà lãnh đạo chính là chìa khóa tạo nên nề nếp cho nhân viên nói riêng và doanh nghiệp nói chung.

Hy vọng, những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã tìm được cho mình câu trả lời cho vấn đề nhân viên không nghe lời. Bài viết sẽ thực sự là bí quyết hữu ích cho các sếp khi đối mặt với những nhân viên cấp dưới “cứng đầu”. Chúc doanh nghiệp của bạn luôn vững mạnh và thành công. Và đừng quên liên hệ đến Navigos Search để được cung cấp các giải pháp tuyển dụng phù hợp nhé!

Công Ty Cổ Phần Navigos Group Việt Nam

GPKD: 0304836029 do sở KH & ĐT TP.HCM

Trụ sở: Tầng 20, tòa nhà e.town Central, 11 Đoàn Văn Bơ, phường 13, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 1800 585 826

Email: contact@navigossearch.com

Website: https://navigossearch.com/vi-VN/Default.aspx

Facebook: https://www.facebook.com/NavigosSearchVietnam/

Twitter: https://twitter.com/navigossearch

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC17Ca9kQWFxuvEs83zt2yrQ

Linkedin: https://www.linkedin.com/company/navigos-search/

Share:

Bình luận về chủ đề post

On Key

Related Posts