MỤC LỤC BÀI VIẾT

Hướng dẫn ghi mã ngành đăng ký kinh doanh và các bước thành lập doanh nghiệp

Pasted Image 0 (42)

Cách ghi mã ngành đăng ký kinh doanh như thế nào? Các bước để thành lập doanh nghiệp ra sao? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây! 

1. Cách ghi mã ngành đăng ký kinh doanh

1.1 Mã ngành cấp 4 của Hệ thống ngành kinh tế

Hệ thống ngành kinh tế bao gồm 5 cấp độ, tương ứng với số chữ số trong từng mã ngành.

Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam năm 2020
Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam năm 2020

Theo Quyết định 28/2018/QĐ-TTg áp dụng từ ngày 20/08/2018, khi đăng ký doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp cần lựa chọn ngành kinh tế cấp 4 – tức có 4 số trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.

Ví dụ: Dịch vụ phục vụ đồ uống (không kể quán bar hay quán bia , rượu): 5630.

1.2 Mã ngành nghề quy định tại các văn bản chuyên ngành

Đối với các ngành nghề kinh doanh thuộc danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các ngành ngành nghề cấm kinh doanh hoặc các ngành nghề hạn chế kinh doanh thì ngoài mã ngành cấp 4 ra, khi đăng ký kinh doanh các doanh nghiệp cần phải ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.

Ví dụ: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, và ngoại thành (trừ xe buýt): 4931.

1.3 Mã ngành nghề không có trong Hệ thống ngành kinh tế

Trong trường hợp ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh đang không có trong Hệ thống ngành kinh tế, cũng như không xuất hiện bên trong những văn bản pháp luật điều chỉnh, thì mỗi chủ doanh nghiệp cần làm một công văn để giải trình cụ thể với Phòng đăng ký kinh doanh về ngành nghề kinh doanh của mình, để cơ quan này nắm rõ tình hình.

Mã ngành nghề không có trong Hệ thống ngành kinh tế thì làm thế nào?
Mã ngành nghề không có trong Hệ thống ngành kinh tế thì làm thế nào?

Nếu như ngành nghề này không nằm trong danh mục những ngành nghề bị cấm kinh doanh thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét để đưa nó vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung ngành nghề này vào Hệ thống ngành kinh tế.

1.4 Một vài lưu ý khi ghi mã ngành nghề trong đăng ký kinh doanh

Đối với những ngành nghề kinh doanh mà tài sản có thể mang đi đấu giá được ví dụ như xe, nhà,…hoặc có thể đặt hàng trực tuyến thông qua internet, thì cần loại bỏ hoạt động đấu giá trong đăng ký kinh doanh.

Đối với một số ngành đặc trưng thì khi đăng ký kinh doanh, ngoài ghi mã ngành ra thì còn cần phải ghi thêm những câu cam kết của ngành. Ví dụ: Sản xuất hóa chất cơ bản:  2011 (không hoạt động tại trụ sở).

2. Các bước thành lập doanh nghiệp

Hướng dẫn đăng ký kinh doanh đơn giản bằng 5 bước như sau:

Bước 1: Chọn loại hình công ty

Hiện nay, có tất cả 5 loại hình công ty. Tùy theo điều kiện và tình hình thực tế của từng doanh nghiệp để lựa chọn loại hình công ty phù hợp.

Việt Nam có 5 loại hình công ty hợp pháp để bạn lựa chọn
Việt Nam có 5 loại hình công ty hợp pháp để bạn lựa chọn

Cách đơn giản nhất đó là dựa vào số lượng thành viên trong công ty. Nếu là công ty 1 người thì có thể lựa chọn công ty TNHH một thành viên hoặc công ty tư nhân.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Giấy đề nghị thành lập công ty.

  • Bản sao có công chứng giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu của các thành viên trong công ty và thành viên Hội đồng cổ đông.

  • Dự thảo điều lệ của công ty.

Nộp hồ sơ trên tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở của công ty. Thời gian chờ xử lý hồ sơ từ 3-5 ngày.

Bước 3: Khắc dấu công ty

Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp cũng đã được cấp một mã số thuế riêng để có đủ điều kiện đặt con dấu của công ty tại cơ quan có thẩm quyền.

Làm con dấu là bước vô cùng quan trọng khi đăng ký kinh doanh
Làm con dấu là bước vô cùng quan trọng khi đăng ký kinh doanh

Bước 4: Công bố mẫu dấu

Công bố mẫu dấu trên tại Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì mẫu dấu của công ty mới có hiệu lực.

Lưu ý: sau  3 ngày kể từ khi công bố mẫu dấu, các doanh nghiệp có thể tra cứu mẫu dấu của mình tại địa chỉ: http://dangkykinhdoanh.gov.vn.

Bước 5: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Nộp hồ sơ để công bố thành lập doanh nghiệp của mình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.  Nội dung công bố sẽ bao gồm những nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng một số nội dung khác bao gồm:

  • Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Đối với công ty cổ phần: công bố danh sách cổ đông và cổ đông người nước ngoài.

Theo quy định, trong vòng 30 ngày kể từ khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thực hiện công bố thành lập doanh nghiệp trên  Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là hướng dẫn thành lập doanh nghiệp đơn giản nhất mà bạn nên tham khảo. Mọi thông tin chi tiết, hoặc muốn được tư vấn kỹ càng hơn về thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp, quý khách có thể liên hệ với Thiên Luật Phát để được giải đáp sớm nhất.

Share:

Bình luận về chủ đề post

On Key

Related Posts