Hiện nay ngân hàng phần lớn cung cấp 2 loại thẻ cho doanh nghiệp bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, chức năng của các loại thẻ cũng như những thông tin cần thiết về việc mở thẻ ngân hàng cho doanh nghiệp trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Toggle1. Thẻ ghi nợ doanh nghiệp
Thẻ ghi nợ cho phép doanh nghiệp chi tiêu trong phạm vi số dư có sẵn trong thẻ và hạn mức thấu chi (nếu có). Thẻ ghi nợ sẽ liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, do đó khi sử dụng thẻ ghi nợ, số tiền chi tiêu sẽ được trừ trực tiếp từ tài khoản, giúp doanh nghiệp có thể quản lý tài chính và theo dõi các giao dịch một cách dễ dàng.
Thẻ ghi nợ có đầy đủ các chức năng của một thẻ thanh toán thông thường như rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn,… Việc mở thẻ ghi nợ hiện nay rất dễ dàng với 2 hình thức mở thẻ ghi nợ là mở online hoặc mở trực tiếp tại ngân hàng.
Tuy nhiên, khi khách hàng muốn mở thẻ ghi nợ thì bắt buộc phải có tài khoản doanh nghiệp tại ngân hàng. Khách hàng chưa có tài khoản thì hãy liên hệ ngay với ngân hàng để được tư vấn cụ thể về quy định mở tài khoản doanh nghiệp nhanh chóng, thủ tục đơn giản.
Thẻ ghi nợ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn các khoản chi tiêu của mình
Thủ tục mở thẻ ghi nợ doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào quy định của từng ngân hàng. Tuy nhiên hồ sơ mở thẻ thường bao gồm các loại giấy tờ như:
- CCCD/CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực của người được ủy quyền của doanh nghiệp
- Văn bản chỉ định người đại diện theo ủy quyền (nếu có)
- Biểu mẫu đăng ký phát hành thẻ ghi nợ (tuỳ ngân hàng)
Hiện nay, phần lớn ngân hàng sẽ miễn phí cho lần phát hành thẻ đầu tiên và từ lần mở thẻ thứ hai sẽ được tính phí tùy theo quy định riêng của từng ngân hàng. Thời gian làm thẻ thường trong khoảng từ 3 – 7 ngày làm việc kể từ khi khách hàng hoàn thiện hồ sơ.
Đa số ngân hàng sẽ miễn phí cho lần mở thẻ đầu tiên
2. Thẻ tín dụng doanh nghiệp
Khác với thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chi tiêu trước, trả tiền sau, cho phép doanh nghiệp chi tiêu trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận. Doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, nếu hàng tháng chủ thẻ không thanh toán đủ dư nợ thì ngân hàng có thể áp dụng lãi suất cho thẻ tín dụng doanh nghiệp.
Thẻ tín dụng được xem là giải pháp mang lại sự linh hoạt cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong giao dịch và quản lý dòng tiền. Thẻ tín dụng có thể được sử dụng tương tự như một thẻ ngân hàng thông thường, bao gồm các chức năng như thanh toán, rút tiền mặt, in sao kê,… Tuy nhiên, thẻ tín dụng không có tính năng chuyển khoản như thẻ ghi nợ.
Tham khảo bài viết: 2 loại thẻ doanh nghiệp phổ biến
Thẻ tín dụng là giải pháp chi tiêu tiện lợi, minh bạch cho doanh nghiệp
Tương tự như mở thẻ ghi nợ, có 2 hình thức mở thẻ tín dụng doanh nghiệp bao gồm mở online và mở trực tiếp tại ngân hàng. Hồ sơ mở thẻ tín dụng sẽ tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng, tuy nhiên khách hàng có thể tham khảo một số giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp (Báo cáo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh,…)
- Hồ sơ tài sản bảo đảm
- CCCD/CMND/Hộ chiếu của người được ủy quyền của doanh nghiệp
- Văn bản chỉ định người đại diện theo ủy quyền (nếu có)
- Biểu mẫu đăng ký phát hành và sử dụng thẻ tín dụng dành cho doanh nghiệp (tuỳ ngân hàng)
Hầu hết ngân hàng sẽ miễn phí cho lần đầu doanh nghiệp mở thẻ tín dụng. Thời gian làm thẻ trong khoảng từ 3 – 14 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
Thủ tục mở thẻ tín dụng khá phức tạp, các doanh nghiệp cần liên hệ trước với ngân hàng để được tư vấn cụ thể
Trên đây những thông tin cần biết về đặc điểm, chức năng, hồ sơ và thời gian mở thẻ của 2 loại thẻ ngân hàng cho doanh nghiệp. Tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng và tình hình tài chính mà doanh nghiệp có thể lựa chọn mở thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng cho phù hợp.
Bình luận về chủ đề post