Xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động này mang tính sống còn với các tổ chức, doanh nghiệp trong thời kỳ 4.0. Dựa trên các bài học chuyển đổi số thành công của các doanh nghiệp quốc tế, Việt Nam hoàn toàn có thể tham khảo và áp dụng vào thực tiễn trong bối cảnh hiện nay.
Mục lục
ToggleCác doanh nghiệp trên thế giới đang chuyển đổi số như thế nào?
Một trong những ví dụ điển hình về hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp phải kể đến công ty Peloton. Đây là một startup ra đời năm 2012 bởi hai nhà sáng lập John Foley và Tom và Cortese.
Nhờ vào những cải tiến công nghệ, ngay từ tháng đầu tiên thành lập, Peloton đã thu hút hơn 400.000 USD tiền đầu tư và tăng lên 3.5 triệu USD vào cuối năm. Hoạt động kinh doanh của Peloton tập trung vào phần mềm hướng dẫn luyện tập và các thiết bị công nghệ hỗ trợ. Mô hình kinh doanh mới cũng giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận lớn và vượt qua tình hình khó khăn trong dịch bệnh.
Dựa trên các phân tích, có thể thấy rằng Peloton đã hoạt động rất hiệu quả với 4 thành phần chính:
Xây dựng con đường phát triển hướng đến tương lai kỹ thuật số: Họ xây dựng nền tảng tập luyện trực tuyến, thu hẹp khoảng cách của người dùng với phòng tập trong thời kỳ dịch bệnh. Peloton cung cấp kho dữ liệu bài tập phong phú kèm theo thời gian dùng thử miễn phí được kéo dài để thu hút khách hàng đến với nền tảng.
Tích hợp các công nghệ: Họ kiểm soát các trải nghiệm của người dùng, có sự nâng cấp đáp ứng các nhu cầu sử dụng. Điều này có được từ sự tích hợp có chủ đích trên toàn bộ phần cứng, củng cố sự gắn bó của người dùng.
Tạo dựng cộng đồng kỹ thuật số: Họ tạo nên một cộng đồng trực tuyến với người dùng trung thành, có sự tương tác chặt chẽ. Sự kết nối của người dùng với nhau khiến Peloton gần gũi hơn như một lớp học trực tiếp.
Dòng doanh thu: Peloton dùng fintech Affirm để có kế hoạch tài trợ hàng tháng, đưa mức giá mua dịch vụ trở nên dễ tiếp cận hơn với nhiều phân khúc khách hàng.
Ứng dụng chuyển đổi số vào mô hình kinh doanh của Peloton
Cùng với Peloton, công ty Caterpillar cũng là ví dụ cho doanh nghiệp chuyển đổi số trên thế giới thành công. Đây là tập toàn chuyên thiết kế, sản xuất và tiếp thị máy móc qua các đại lý khắp thế giới. Hoạt động kinh doanh của Caterpillar được đánh giá là thành công nhờ hoạt động chuyển đổi số.
Caterpillar đã xây dựng chiến lược kỹ thuật số rõ ràng và đơn giản và xác định đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Họ đầu tư vào dịch vụ phân tích dự đoán để không chỉ phát hiện lỗi mà còn có thể dự đoán được các sự cố có thể xảy ra. Nhờ đó khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.
Theo Caterpillar, chuyển đổi số không phải việc áp dụng công nghệ mới nhất và tốt nhất mà là áp dụng công nghệ tích hợp cho khách hàng và đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi.
Từ những ví dụ trên có thể hiểu được tại sao chuyển đổi số là xu thế bắt buộc, doanh nghiệp nào nằm ngoài chu trình này sớm muộn cũng thất bại và bị bỏ lại phía sau.
Chuyển đổi số ở doanh nghiệp Việt Nam
Đến nay, chuyển đổi số tại Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Khảo sát trên 400 doanh nghiệp cho thấy, nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số đang ngày một tăng, đặc biệt là trước bối cảnh Covid-19.
Hoạt động chuyển đổi số được ứng dụng vào: quản trị nội bộ, sản xuất, kinh doanh, logistics, marketing, thanh toán… Chỉ trong một thời gian ngắn, tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số vào hoạt động kinh doanh, sản xuất đã tăng nhanh chóng.
Điển hình, trong quản trị nội bộ, có tới 60,6% doanh nghiệp ứng dụng điện toán đám mây, tăng 15% so với trước đại dịch. Gần 50% doanh nghiệp ứng dụng công cụ hội nghị trực tuyến.
Kỳ vọng chuyển đổi số tại Việt Nam mang lại sự thay đổi mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, so với kỳ vọng này, thực tế các doanh nghiệp tại Việt Nam đang chuyển đổi số gặp không ít khó khăn.
Trở ngại trong việc ứng dụng công nghệ phù hợp, khả năng hạ chế với mức độ tự động hóa chưa cao.
Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để làm chủ công nghệ mới.
Khó khăn trong việc tìm vốn đầu tư công nghệ, hạ tầng.
Thách thức trong việc thay đổi nhận thức, tư duy các cấp ở doanh nghiệp.
Hoạt động chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ với doanh nghiệp trong nước
Giải pháp nào cho hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt?
Từ thực trạng đã nêu, doanh nghiệp Việt đã rút ra cho mình các bài học quan trọng:
Doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược kinh doanh trước khi có lộ trình chuyển đổi số hiệu quả. Chiến lược chuyển đổi số cần tích hợp với chiến lược kinh doanh chung, đảm bảo phù hợp tình trạng và khả năng thực tế.
Doanh nghiệp cần nâng cao khả năng quản lý dữ liệu, tích hợp phân tích dữ liệu để tìm ra các vấn đề và có biện pháp kịp thời.
Doanh nghiệp cần đề cao vai trò của từng cá nhân, tổ chức trong doanh nghiệp khi chuyển đổi số, đặt con người làm yếu tố chính.
Có kế hoạch thay đổi văn hóa và giao tiếp trong bộ máy doanh nghiệp.
Cần đo lường kết quả chuyển đổi số, xây dựng giải pháp cải tiến kịp thời.
Có thể thấy chuyển đổi số trên thế giới và trong nước đang diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Để có được một lộ trình thực hiện đúng hướng, doanh nghiệp cần tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để đạt được thành công.
Bình luận về chủ đề post