Một số trẻ sơ sinh khi chào đời thường mắc phải dị tật dính thắng lưỡi bẩm sinh. Dị tật này ảnh hưởng tới chế độ sinh hoạt, ăn uống và hoạt động phát âm rõ ràng của trẻ sau này. Vì vậy mà các bậc phụ huynh cần có hành động giải quyết kịp thời để loại bỏ dị tật này ở trẻ càng sớm càng tốt. Bài viết dưới đây, chúng mình sẽ bật mí cho bố mẹ về những điều cần biết khi trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi.
Mục lục
ToggleThế nào là dính thắng lưỡi?
Dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ là một dị tật bẩm sinh với mức độ nhẹ. Dị tật này có thể được diễn tả là lớp màng mỏng ở phía dưới lưỡi ngắn hơn so với bình thường; chúng dày và căng lên. Từ đó tác động khó khăn trong việc trẻ sinh hoạt, ăn uống, chuyển động lưỡi và phát âm chuẩn.
Dị tật này có thể được trị khỏi bằng cách thực hiện cuộc tiểu phẫu nhỏ nhờ sự giúp đỡ từ các bác sĩ có kinh nghiệm. Sau đó, bé có thể bú sữa và hoạt động bình thường trở lại.
Biểu hiện tật dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh
Làm thế nào để các bậc phụ huynh kịp thời nhận biết tật dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh? Từ đó mà kịp thời mang bé tới phòng khám uy tín và gần nhất để có thể tiến hành cắt bỏ dính thắng lưỡi. Sau đây, cùng chúng mình điểm qua một vài biểu hiện sẽ xuất hiện khi trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi:
Trẻ thường khó khăn với việc bú sữa mẹ.
Khi lớn hơn, việc phát âm của bé không được rõ ràng.
Trẻ khóc thì lưỡi sẽ có dạng nhọn hoặc vuông hơn so với bình thường.
Đầu lưỡi của bé bị hạn chế, không thể thè được ra bên ngoài môi.
Bé không thể rướn lưỡi để chạm vào nóc vòm họng.
Răng cửa ở hàm dưới có dấu hiệu thưa hoặc nghiêng ngả.
Cử động cơ lưỡi cứng nhắc do dây thắng lưỡi bị ngắn.
Chỉ cần kiểm tra miệng của trẻ có một trong số các dấu hiệu trên, chứng tỏ tỉ lệ mang theo dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh là khá cao. Lúc này, các bố mẹ cần đưa con em của mình tới bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán một cách sớm nhất nhé!
Các mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ
Dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ con được phân cấp theo các mức độ khác nhau, cụ thể như sau:
Cấp độ 1: Dị tật dính thắng lưỡi mức độ nhẹ với 12-16mm.
Cấp độ 2: Dị tật dính thắng lưỡi mức độ trung bình với 8-11mm.
Cấp độ 3: Dị tật dính thắng lưỡi mức độ nặng với 3-7mm.
Cấp độ 4: Dị tật dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3mm.
Sự nhận biết về các cấp độ của dị tật dính thắng lưỡi, sẽ giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán nhanh việc xử lý chỉ định cắt dính thắng lưỡi. Với trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi, bác sĩ chỉ cần tiêm thuốc gây tê với lượng nhất định và tiến hành cắt ngay tại chỗ, và trở về nhà.
Bỏ túi cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh cắt dính thắng lưỡi
Trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi không phải trường hợp hiếm gặp hay khó khăn khi giải quyết. Chỉ cần một cuộc tiểu phẫu nhỏ từ các bác sĩ có kinh nghiệm, trẻ có thể hoạt động lại bình thường. Và có một số lưu ý về cách chăm sóc cho trẻ sau khi cắt dính thắng lưỡi như sau:
Biểu hiện thông thường khi cắt dính thắng lưỡi, lưỡi trẻ sẽ xuất hiện các vết trắng và khỏi ngay sau vài ngày.
Trường hợp vết thương bị chảy máu, xuất hiện tình trạng lạ. Ngay lập tức cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Chú ý tới việc vệ sinh sạch sẽ cho khoang miệng của trẻ.
Giữ thói quen tập cho trẻ uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ.
Tập cho trẻ một vài động tác luyện cơ lưỡi sau khi cắt.
Để mọi đồ vật cứng, mất vệ sinh ra xa tầm với của trẻ.
Chú ý tới chế độ ăn uống của trẻ: cần uống nhiều nước hơn, bú sữa mẹ thường xuyên, ăn các đồ ăn mềm.
Mong rằng bài viết trên có thể mang lại những thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh khi có con nhỏ, trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi.
Xem thêm: https://fitobimbi.vn/cham-soc-tre/tieu-hoa/tre-so-sinh-bi-tao-bon/
Bình luận về chủ đề post