Kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch hiện nay là một trong những lĩnh vực cực kỳ hot và được nhiều người quan tâm. Khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người nâng cao. Việc chọn mua những thực phẩm sạch, tươi ngon, chất lượng là điều mà nhiều người quan tâm.
Trước nhu cầu của người tiêu dùng thì việc các cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch lần lượt mở ra là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, có phải cứ nhập hàng về, kinh doanh, bán hàng là sẽ thành công và thu được lợi nhuận. Trên thực tế hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy rất nhiều cửa hàng thực phẩm sạch được mở ra nhưng sau một khoảng thời gian lại đóng cửa. Vậy làm cách nào để mở cửa hàng thực phẩm sạch thành công.
Trong bài viết này, Nông Sản Dũng Hà muốn gửi tới các bạn trẻ hiện nay, khi đang nhen nhóm, ấp ủ ý tưởng kinh doanh thực phẩm sạch của mình
Hiểu rõ được tiềm năng phát triển của ngành
Đây là một trong những tiêu chí đầu tiên mà bạn cần tìm hiểu khi đặt chân vào bất cứ một lĩnh vực kinh doanh gì. Như chúng ta có thể nhận thấy thực phẩm sạch đang là ngành hàng có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh cực lớn. Vậy làm sao để có thể giải đáp thắc mắc: các cửa hàng thực phẩm sạch lần lượt đóng cửa sau một thời gian kinh doanh. Như chúng ta quan sát thấy, nhu cầu về thực phẩm sạch trên địa bàn Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung là rất lớn, lợi nhuận lại khá cao khoảng 20 – 30 % doanh thu.
Kinh doanh thực phẩm sạch giúp bạn được sống và làm việc là chính mình. Mang tới cho khách hàng những sản phẩm an toàn, chất lượng nhất. Như vậy, chúng ta có thể thấy đây là một ngành nên đầu tư, kinh doanh.
Luôn chuẩn bị tốt tất cả các giai đoạn
Giai đoạn 1: Chuẩn bị mở cửa hàng
Trong giai đoạn này, bạn cần quan tâm và chuẩn bị một số vấn đề sau:
- Lựa chọn tên thương hiệu, xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh mà bạn có thể mang lại cho cuộc sống tốt đẹp này.
Một trong những điểm cần lưu ý: Trước tiên, tên thương hiệu phải độc đáo, khác biệt so với các thương hiệu đã có trước đó. Tạo dựng, xây dựng logo, slogan ấn tượng giúp thương hiệu của bạn dễ để lại trong tâm trí khách hàng.
- Lựa chọn địa điểm kinh doanh: Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Mặt bằng quyết định 40% thắng bại trong kinh doanh.
Vậy để mở một cửa hàng thực phẩm sạch, số vốn mà bạn cần có là bao nhiêu?
Tùy vào quy mô mà bạn muốn hướng tới nó sẽ quyết định tới số vốn mà bạn muốn đầu tư. Nếu mới bắt đầu, bạn có thể mở một cửa hàng với quy mô nhỏ, chi phí đầu tư chỉ dao động trong khoảng từ 60 – 80 triệu đồng. Về sau, khi kinh doanh tốt, bạn có thể mở rộng và phát triển hệ thống lớn hơn.
Rất nhiều cửa hàng ban đầu mở với quy mô lớn nhưng đã đóng cửa sau một thời gian hoạt động. Như vậy, chúng ta có thể nhìn thấy chi phí vốn bỏ ra không quyết định nhiều đến sự thành công của bạn mà là cách thức hoạt động, kinh doanh của bạn như thế nào?
- Tìm nguồn hàng, học cách sơ chế, bảo quản:
Bạn phải tìm hiểu và lựa chọn những nguồn hàng chất lượng, đáng tin cậy đồng thời có mức giá cả cạnh tranh. Như vậy, cửa hàng của bạn sau khi mở ra mới có thể cạnh tranh cũng các cửa hàng khác.
Học cách sơ chế, đóng gói, bảo quản hàng.
> Bạn có thể tham khảo về nguồn hàng rau củ tại danh mục rau củ sạch của Nông Sản Dũng Hà nhé, xem tại: https://nongsandungha.com/danh-muc/rau-cu-sach
- Tuyển dụng, đào tạo nhân sự:
Mới đầu quy mô còn nhỏ bạn có thể tự tay làm và thuê thêm một vài người hỗ trợ. Đào tạo để họ hiểu rõ và làm việc tốt.
- Lên chiến lược marketing: Cách marketing đơn giản nhất khi mới bắt đầu là phát tờ rơi ở những khu vực xung quanh cửa hàng, nâng cao mối quan hệ với người dân xung quanh. Sau đó, bạn sẽ lập các chiến lược marketing mới để đẩy mạnh quá trình bán hàng.
- Trang thiết bị cửa hàng: Cần chọn mua những vật dụng cần thiết để phục vụ tốt cho quá trình bảo quản và phục vụ khách hàng.
- Bày trí cửa hàng: Một cửa hàng có cách bày trí đẹp, khoa học, tươi mát, sạch sẽ sẽ thu hút được khách hàng.
Giai đoạn 2: Khai trương cửa hàng, duy trì và phát triển vững mạnh.
- Ngày khai trương: Mục đích quan trọng nhất trong ngày khai trương đó là làm thế nào cửa hàng của bạn phải thu hút được sự quan tâm của nhiều người nhất. Đây là lượng khách hàng tiềm năng của bạn. Thực hiện các chiến lược để tăng sự thu hút khách hàng.
Một số cách thức để tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng trong ngày khai trương như:
- Giảm giá sản phẩm trong 3 ngày đầu mới khai trương.
- Ăn thử sản phẩm miễn phí.
- Tặng kèm quà tặng hấp dẫn.
- Phát hành thẻ khách hàng, voucher giảm giá.
- Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mại,…vv
Quản lý cửa hàng
Tổ chức đặt hàng, kiểm tra chất lượng sản phẩm được giao. Đảm bảo, cam kết chất lượng sản phẩm tốt nhất dành cho khách hàng.
Tiếp đến là quản lý, đào tạo nhân viên: xây dựng thái độ làm việc, phục vụ khách hàng tốt nhất, chất lượng nhất, làm hài lòng khách hàng nhất. Tiếp đến là cách kỹ năng xử lý hàng hóa.
Giai đoạn 3: phát triển thương hiệu
Khi cửa hàng đã hoạt động tốt trong một thời gian, thu lại doanh thu và lợi nhuận. Lúc này việc của bạn là phát triển, tái đầu tư cửa hàng để cửa hàng hoàn thiện hơn về mọi mặt. Tiến hành học hỏi, mở rộng kinh nghiệm để cửa hàng ngày một phát triển bền vững hơn.
Bình luận về chủ đề post