Để doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô và phát triển hơn nữa thì phải cần đến những chiến lược chính sách kinh doanh thông minh, tối đa hiệu quả và giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu lợi nhuận đặt ra. Và việc lựa chọn hệ thống marketing sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là điều không hề dễ dàng. Liệu lựa chọn hệ thống marketing dọc có phải là phương án tối ưu hay không? Bài viết này của WinMap sẽ giới thiệu đến bạn hệ thống marketing dọc cũng như những sự thật về hệ thống marketing này!
Mục lục
Toggle– Giải thích về hệ thống marketing dọc?
Hệ thống marketing dọc hay còn được biết đến với tên gọi trong tiếng Anh là Vertical Marketing System (VMS). Hệ thống marketing dọc bao gồm kênh phân phối, các chiến lược cụ thể và được quản lý với các nhà quản trị marketing chuyên nghiệp. Hệ thống marketing dọc được doanh nghiệp thiết kế để đạt hiệu quả phân phối và tiết kiệm tối đa việc khai thác thị trường.
Các đối tượng trong hệ thống marketing luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất để hệ thống có thể kiểm soát các hoạt động kinh doanh của các kênh phân phối. Ở các nước phát triển hệ thống marketing dọc được doanh nghiệp sử dụng lên đến 65% trong toàn bộ hệ thống các kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng.
Đặc điểm của hệ thống marketing dọc
Ngoài hệ thống marketing ngang, trong ngành marketing còn có sự xuất hiện của hệ thống marketing dọc. Vậy điểm khác biệt của 2 hệ thống marketing này là gì? Nắm bắt được điều này doanh nghiệp có thể dễ dàng cải tiến và nâng cao hiệu quả cho hệ thống marketing.
Hệ thống marketing dọc đề cập đến toàn bộ các doanh nghiệp trong cùng một ngành nhưng hệ thống marketing ngang lại là tập hợp của một hệ thống phân phối. Trong đó các doanh nghiệp ở cùng cấp độ sẽ liên kết với nhau để đạt được lợi thế về quy mô.
Các thành viên trong hệ thống marketing dọc bao gồm: nhà sản xuất, đại lý buôn, đại lý bán lẻ. Trong đó, các thành viên trong hệ thống hoạt động với mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Còn đối với hệ thống marketing ngang lại là sự hợp tác giữa các đối tượng cùng cấp. Trong đó, các nhà sản xuất sẽ hợp tác với nhau, các nhà phân phối sẽ hợp tác với nhau.
Các thành viên trong hệ thống marketing rộng sẽ không tạo ra môi trường hợp tác tốt như các thành viên trong hệ thống marketing ngang. Hệ thống marketing ngang sẽ giúp cho các đơn vị cùng cấp có thể hợp tác với nhau để chiếm thị phần lớn hơn trên thị trường. Từ đó giúp giảm chi phí tổng thể và đạt hiệu quả kinh tế cao, tối đa hóa lợi nhuận.
– Mục đích của hệ thống marketing dọc
Đối với hệ thống marketing thông thường thì các đối tượng trong hệ thống như: nhà sản xuất, các đơn vị bán buôn, bán lẻ sẽ thực hiện các khâu phân phối riêng biệt với mục đích tối đa hóa lợi nhuận kể cả khi các đối tượng này gây tổn thất cho nhau. Chính vì thế mà các đối tượng tham gia vào hệ thống marketing dễ xảy ra những xung đột không có hồi kế. Từ đó mà lợi nhuận doanh nghiệp có được cũng bị giảm đi đáng kể.
Để khắc phục những hạn chế từ các hệ thống marketing thông thường thì một số doanh nghiệp đã đưa hệ thống marketing dọc vào trong chiến lược kinh doanh. Với hệ thống marketing dọc các đối tượng như: nhà sản xuất, đơn vị bán buôn, bán lẻ sẽ cùng hợp tác với nhau để đạt được mục tiêu chung mà doanh nghiệp đề ra là tối đa hóa lợi nhuận. Điều này sẽ giúp cho các đơn vị tham gia vào hệ thống marketing dọc có được lợi ích tương xứng.
– Làm sao để lựa chọn hệ thống marketing phù hợp cho doanh nghiệp?
Nhiều doanh nghiệp đang loay hoay không biết nên lựa chọn hệ thống marketing nào phù hợp với hoạt động kinh doanh. Có nhiều doanh nghiệp đưa hệ thống marketing dọc, vậy yếu tố nào khiến cho các doanh nghiệp lựa chọn hình thức marketing này? Việc lựa chọn hệ thống marketing nào tốt cho doanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản trị marketing cần phải xem xét đến các yếu tố như: môi trường, người tiêu dùng, sản phẩm và nội tại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các nhà quản trị marketing cũng cần tìm ra câu trả lời cho câu hỏi:
Hệ thống marketing nào sẽ giúp mức độ bao phủ cho thị trường mục tiêu của doanh nghiệp một cách tối đa?
Hệ thống marketing nào đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng những gì họ muốn? Liệu hệ thống marketing đó có giúp doanh nghiệp đánh giá được người mua hàng đang muốn gì? họ có quan tâm đến sự tiện lợi hay sự đang dạng của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp hay không?,….
Và hệ thống marketing nào sẽ mang đến cho doanh nghiệp mức lợi nhuận cao nhất?
Tìm hiểu những tiện ích mà phần mềm DMS quản lý kênh phân phối mang lại
Lý do quản lý kênh phân phối bằng phần mềm DMS ngày càng phổ biến
Khi trả lời được những câu hỏi trên bạn sẽ biết được đâu là hệ thống marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp mình!
Winmap Coach – Khóa huấn luyện phát triển kênh phân phối đầu tiên tại Việt Nam
– Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
– Email: winmap.coach@gmail.com
– Điện thoại : 098.443.9488
Bình luận về chủ đề post