MỤC LỤC BÀI VIẾT

Chiến lược thâm nhập thị trường là gì? Các chiến lược đang được áp dụng phổ biến hiện nay

Chiến lược thâm nhập thị trường là gì 1

Bên cạnh các chiến lược đẩy bán, thúc đẩy doanh thu hiệu quả như thiết kế website, nghiên cứu Persona, PharMarketing thông tin đến bạn chiến lược thâm nhập thị trường với sứ mệnh mở ra cơ hội phát triển mới, đẩy mạnh cải tiến sản phẩm, thu hút lượng lớn người dùng mục tiêu đến với doanh nghiệp qua bài viết sau.

Chiến lược thâm nhập thị trường là gì 1

Chiến lược thâm nhập thị trường là gì?

Chiến lược thâm nhập thị trường hay Market Penetration là hệ thống những công việc cần thực hiện để gia tăng thị phần, thu hút lượng lớn người mua sản phẩm doanh nghiệp đang có hoặc sản phẩm mới được ra mắt. Nhưng chủ yếu nó được áp dụng ở những sản phẩm mới của doanh nghiệp.

Chiến lược thâm nhập thị trường là gì 2

Các chiến lược thâm nhập thị trường

  • Chiến lược giá thâm nhập thị trường

Chiến lược giá thâm nhập thị trường phù hợp với những dòng sản phẩm mới của doanh nghiệp, hạ mức giá sản phẩm xuống với mức thấp nhất nhằm thu hút khách hàng mục tiêu, nhanh chóng mở rộng thị trường.

Chiến lược giá này thường được áp dụng với sản phẩm có đường cầu bình ổn hoặc gia tăng trong tương lai như: Bột giặt, thực phẩm, gia vị…

  • Chiến lược tăng hoặc giảm giá

Chiến lược tăng giá: Cần có những kế hoạch hỗ trợ như quà tặng, mua 2 tặng 1 để kích thích người mua hàng. Phù hợp trước bối cảnh thị tường có đường cầu lớn hơn cung.

Chiến lược giảm giá: Đánh vào tâm lý người dùng, dòng sản phẩm được giảm giá sẽ có sức hấp dẫn hơn bởi tiết kiệm được một số tiền nhất định. Đẩy bán hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh.

  • Đẩy mạnh quảng cáo

Sử dụng các chiến lược quảng cá

o qua các phương pháp truyền thống: tờ rơi, băng rôn,.. hay những chiến lược PR online: Website, blog, mạng xã hội,… tăng khả năng tiếp cận tới bộ phận lớn khách hàng.

  • Cải tiến sản phẩm với những tính năng mới, thiết kế mới

Làm cho sản phẩm của bạn trở nên đặc biệt hơn trong mắt người tiêu dùng là phương án phù hợp để kích thích mong muốn sở hữu sản phẩm. Bạn có thể thu thập ý tưởng cải tiến từ: Ý kiến khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thông tin từ bộ phận chăm sóc khách hàng, xu hướng thị trường,…

  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất được rút ngắn, tiết kiệm triệt để chi phí trong các khâu thực hiện sẽ đưa ra mức giá tối ưu cạnh tranh vững chắc trên thị trường. Hãy bắt đầu từ việc tối ưu hóa nguồn nhân lực -> nguồn vật lực (thiết bị, máy móc) -> tối ưu chi phí vận hành.

  • Kích cầu sản phẩm

Kích cầu sản phẩm là quá trình kích thích làm tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp có cơ sở thâm nhập thị trường khi đường cầu tăng. Hãy đảm bảo rằng số liệu tiêu dùng của thị trường bạn luôn cập nhật liên tục, mới nhất để đưa ra phương án tối ưu đúng thời điểm.

Chiến lược thâm nhập thị trường là gì 2

Sai lầm khi thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường

Một số lỗi sai phổ biến khi thực hiện chiến lược này có thể xảy ra mà bạn cần lưu ý:

  • Xác định sai thời điểm cần thâm nhập thị trường.

  • Phân tích thị trường còn nhiều hạn chế.

  • Mất cân đối ngân sách khi áp dụng những chiến dịch về giá.

  • Lạm dụng quảng cáo, truyền tải thông tin sai môi trường tiếp cận tiềm năng.

  • Sản phẩm sau khi thực hiện cải tiến gặp lỗi, gây mất thiện cảm cho người dùng.

  • Nguồn thông tin về khách hàng còn hạn chế, không có cái nhìn bao quát về mong muốn từ người dùng.

Để chiếm được miếng bánh thị phần lớn hơn đối thủ cạnh tranh, khi bắt tay vào thực hiện một kế hoạch cụ thể nhằm đẩy mạnh sản phẩm hoặc dịch vụ, thương hiệu bạn cần có những đánh giá chính xác dựa trên nhiều yếu tố nghiên cứu kết hợp. Từ những thông tin chia sẻ của Pharmarketing, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một chiến lược mới và áp dụng nó vào doanh nghiệp của mình.

Nguồn: https://pharmarketing.vn

Share:

Bình luận về chủ đề post

On Key

Related Posts