Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân là một phần quan trọng của quản lý tài chính, giúp bạn chi tiêu thông minh hơn, đồng thời có thể có được một khoản tiết kiệm cho tương lai. Dưới đây là 5 bước cơ bản giúp bạn lên kế hoạch chi tiêu cá nhân hiệu quả và phù hợp.
Mục lục
ToggleBước 1: Thống kê thu nhập
Bạn cần liệt kê tất cả các nguồn thu nhập hàng tháng mà bạn nhận được, bao gồm tiền lương, tiền thưởng, lãi suất ngân hàng hay bất kỳ khoản thu nào khác. Khi đã có được con số thu nhập cụ thể, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình tài chính hiện tại của mình, giúp việc quản lý chi tiêu dễ dàng và hiệu quả hơn.
Thống kê chi tiết thu nhập để có thể dễ dàng phân chia các khoản chi
Bước 2: Xác định các khoản cần chi tiêu hàng tháng
Bạn cần liệt kê các khoản tiền cần chi hàng tháng một cách chi tiết nhất, bao gồm:
- Các khoản chi cố định: tiền nhà, tiền điện, tiền nước, internet, chi phí đi lại…
- Các khoản chi biến đổi: tiền ăn uống, đi chơi, mua sắm…
Bạn có thể xem xét việc chi tiêu của các tháng trước đó để ước lượng gần đúng nhất số tiền chi tiêu hàng tháng.
Lưu ý: Thay vì tính toán một cách thủ công, bạn có thể tạo một bảng tính Excel trên máy tính hoặc sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu trên điện thoại để thống kê và tính toán các khoản chi nhanh chóng và chính xác hơn.
Xác định chi tiết các khoản chi và cân đối với thu nhập cho phù hợp
Bước 3: Xây dựng kế hoạch chi tiêu
Bạn cần ưu tiên các khoản chi cố định trước, sau đó cân nhắc các khoản không cần thiết xem có thể cắt giảm được hay không để tối ưu hóa chi tiêu cho phù hợp. Hãy đảm bảo rằng thu nhập của bạn chắc chắn phải lớn hơn chi tiêu thì mới có thể tiết kiệm được tiền.
Bạn có thể áp dụng các quy tắc quản lý chi tiêu phổ biến hiện nay như quy tắc 6 chiếc lọ, quy tắc 50/30/20, quy tắc 10/20/70, phương pháp bì thư… và tuân thủ một cách nghiêm túc để đạt được hiệu quả chi tiêu cao.
Ví dụ về quy tắc 6 chiếc lọ mà bạn có thể áp dụng trong xây dựng kế hoạch chi tiêu
Bước 4: Tiết kiệm và đầu tư
Tiết kiệm là một phần quan trọng của kế hoạch tài chính cá nhân. Khoản tiết kiệm tối ưu nhất với mỗi người là khoảng 20% thu nhập. Tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc điều chỉnh tỷ lệ này cho phù hợp với thu nhập và nhu cầu chi tiêu từng tháng.
Đây chính là khoản tiền mà bạn sẽ sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp hay những mục tiêu quan trọng trong tương lai như mua nhà, mua xe, du lịch… Khoản tiết kiệm nên được thêm vào ngân sách cá nhân như một khoản chi tiêu cố định và hãy cố gắng duy trì nó để có được một khoản tích lũy cho tương lai.
Bên cạnh việc mở sổ tiết kiệm, đầu tư cũng là một cách tốt để sinh lời đối với những người am hiểu về thị trường. Có rất nhiều cách đầu tư khác nhau như đầu tư kinh doanh, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm… Bạn cần tìm hiểu thật kỹ về các hình thức trước khi quyết định đầu tư để đảm bảo sinh lời và đạt được mục tiêu tài chính.
Tiết kiệm và đầu tư là khoản tiền cần có trong kế hoạch chi tiêu
Bước 5: Thực hiện kế hoạch và điều chỉnh theo thời gian
Sau khi có kế hoạch chi tiêu cụ thể, bạn cần thực hiện nghiêm túc để đạt được hiệu quả cao nhất. Bạn nên thường xuyên thống kê và theo dõi hoạt động chi tiêu để đảm bảo đang thực hiện đúng kế hoạch.
Tuy nhiên, kế hoạch chi tiêu cá nhân không phải lúc nào cũng ổn định và cần được điều chỉnh theo thời gian. Khi có thay đổi trong thu nhập, chi tiêu hay mục tiêu tài chính, bạn cần xem xét và thay đổi kế hoạch để đảm bảo phù hợp với cuộc sống hiện tại, đồng thời vẫn đạt được những ý định đã đặt ra.
Có thể bạn quan tâm: Học cách tiết kiệm tiền lương hiệu quả – cải thiện chi tiêu
Bạn cần kiên trì thực hiện theo kế hoạch và điều chỉnh cho phù hợp theo thời gian
Việc lập kế hoạch và quản lý chi tiêu cá nhân đòi hỏi một quá trình liên tục và sự quyết tâm/cam kết thực hiện. Hy vọng rằng những thông tin về 5 bước xây dựng kế hoạch trên có thể giúp bạn quản lý chi tiêu một cách thông minh và đạt hiệu quả cao.
Bình luận về chủ đề post