Có người bảo với mẹ bé 5 tháng cho ăn dặm được rồi, nhưng có người lại khuyên mẹ nên đợi đến khi bé được 6 tháng. Vậy bé mấy tháng ăn dặm thì tốt nhất? Cần lưu ý gì về thời điểm ăn dặm hay không? Bài viết dưới đây sẽ bật mí tất tần tật câu trả lời cho mẹ!
1. Chuyên gia mách mẹ thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm tốt nhất
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bé nên bắt đầu được cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày sau sinh). Đây là thời điểm cần bổ sung ăn dặm cho bé bởi hệ tiêu hóa của bé đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thụ những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ.
Lúc này, mẹ bắt đầu cho con làm quen với thức ăn dạng đặc hơn, bắt đầu với 1 bữa phụ/ngày trong tuần đầu tiên, sau đó tăng lên 2 bữa, 3 bữa 1 ngày khi bé đã quen.
2. Cho bé ăn dặm sớm hơn có sao không?
Thực tế, một số bé phát triển sớm hơn thì mẹ có thể cân nhắc cho bé ăn dặm sớm từ 5 tháng. Dấu hiệu để mẹ nhận biết là:
-
Bé tự ngồi cân bằng được mà không cần tựa.
-
Bé giữ đầu cố định, kiểm soát cử động đầu tốt, tự nâng đầu lên được 90 độ khi nằm sấp.
-
Bé biết phối hợp động tác giữ tay, mắt, miệng, biết với đồ chơi khi nhìn thấy chúng.
-
Bé tò mò, thích thú và đòi ăn khi nhìn thấy mẹ ăn hay uống.
Nếu bé nhà mình đã sẵn sàng ăn dặm, việc ăn dặm sớm hơn 6 tháng vẫn tốt, không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bé. Trong trường hợp ngược lại, khi bé chưa có dấu hiệu sẵn sàng, nếu mẹ cho bé ăn dặm có thể gây ra các ảnh hưởng xấu cho bé.
Bởi lúc này hệ tiêu hóa của con chưa đủ trưởng thành để xử lý với bất cứ thứ gì ngoài sữa. Bé ăn dặm càng sớm càng có tỷ lệ cao thiếu máu do thiếu sắt, nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề cân nặng.
Theo chuyên gia, bé ăn dặm quá sớm có thể mất đi cơ hội hấp thu dưỡng chất dồi dào từ nguồn sữa mẹ. Không có thức ăn đặc nào có thể đáp ứng được nhu cầu của bé sơ sinh hơn sữa mẹ.
Bên cạnh những rủi ro về mặt dinh dưỡng, bé ăn dặm quá sớm cũng gặp những nguy hiểm về thể chất. Bố mẹ nên biết, bé sơ sinh không thành thạo các phản xạ ngậm và nuốt cho đến khi được ít nhất 4 tháng tuổi. Một số bé khác thậm chí còn muộn hơn. Vì thế, cho bé ăn dặm trước khi cơ thể đủ trưởng thành có thể làm tăng nguy cơ bị sặc, ngay cả đối với thức ăn xay nhuyễn.
Cuối cùng, cho bé ăn dặm quá sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng thực phẩm và các vấn đề sức khỏe khác. Mẹ nên chờ lâu hơn để bắt đầu cho con ăn thức ăn đặc. Như vậy có thể giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm đến mức tối thiểu.
3. 3 lưu ý khi cho bé ăn dặm mẹ cần nhớ!
Để cho bé ăn dặm đúng cách, đảm bảo bé khỏe mạnh nhất, mẹ theo dõi lưu ý dưới đây:
-
Chọn phương pháp ăn dặm phù hợp: Có nhiều phương pháp ăn dặm như ăn dặm blw, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống, ăn dặm 3 in 1, mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng. Mẹ tìm hiểu kỹ từng phương pháp để chọn cách tốt nhất cho bé.
-
Đảm bảo nguyên tắc ăn dặm: Ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc và từ ngọt đến nhạt. Có như vậy bé mới phát triển khỏe mạnh.
-
Đảm bảo tất cả thức ăn dặm của bé sạch, nguồn gốc rõ ràng: Điều này giúp bảo vệ tốt nhất cho sức khoẻ đường tiêu hoá của con, mẹ lưu ý nhé!
Đến đây, mẹ đã có câu trả lời cho băn khoăn bé mấy tháng ăn dặm và nắm được những lưu ý quan trọng để con ăn dặm an toàn, phát triển toàn diện. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!
Bình luận về chủ đề post