MỤC LỤC BÀI VIẾT

Bánh xe nâng tay là gì? Có bao nhiêu loại bánh xe nâng tay?

Cấu Tạo Xe Nâng Tay

Bánh xe nâng  tay là phụ tùng xe nâng tay quan trọng giúp người dùng dễ dàng di chuyển và sử dụng thiết bị xe nâng tay. Tuy nhiên, để sử dụng thiết bị hiệu quả, việc lựa chọn bánh xe có thiết kế, trọng lượng phù hợp với thiết bị cũng như nhu cầu sử dụng của bản thân không phải là điều dễ dàng.

Vậy bạn có biết xe nâng tay có bao nhiêu loại bánh xe không? Tìm hiểu thêm ngay dưới đây nhé!

Giới thiệu về xe nâng tay

Giới thiệu về xe nâng tay
Giới thiệu về xe nâng tay

Xe nâng tay là thiết bị hỗ trợ di chuyển, nâng hạ hàng hóa có thiết kế đơn giản cùng kích thước nhỏ gọn. Kiểu xe nâng hàng này đa dạng nhiều mẫu mã và được chia ra thành loại xe nâng tay thấp, xe nâng tay cao, xe nâng tay người, xe nâng tay có gắn cân,… Tùy theo ứng dụng của chúng.

Trước khi đưa ra lựa chọn bạn nên tìm hiểu chi tiết về từng loại xe để có được mẫu xe phù hợp với nhu cầu và khả năng sử dụng của mình.

Cấu tạo xe nâng tay

Cấu tạo xe nâng tay
Cấu tạo xe nâng tay

Thiết bị xe nâng tay có cấu tạo hết sức đơn giản, bao gồm 3 bộ phận chính là càng xe nâng tay, chiều cao của xe và bánh xe nâng tay:

  • Càng xe nâng tay: Thường được sản xuất bằng thép không gỉ và phủ lên một lớp sơn cách điện để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng một cách hiệu quả.

  • Chiều cao của xe: Đa phần chiều cao của xe nâng tay nằm trong khoảng từ 1.2m cho đến 3m. Chiều cao này còn tùy thuộc vào từng kiểu dáng xe khác nhau. Trong đó, loại xe nâng tay có chiều cao 1.6m là mẫu xe được sử dụng rộng rãi hiện nay.

  • Bánh xe nâng tay: Bánh xe nâng tay thường được sản xuất bằng nhựa, thép hoặc là lõi thép có bọc nhựa PU. Một xe nâng tay thông thường có cấu tạo 4 bánh, gồm 2 bánh nằm ở càng nâng và 2 bánh lái. Thiết kế này sẽ giúp xe nâng tay có thể giữ được sự cân bằng, chắc chắn trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Phân loại bánh xe nâng tay

Phân loại bánh xe nâng tay
Phân loại bánh xe nâng tay

Bánh lớn xe nâng tay

Bánh lớn xe nâng tay hay còn được gọi là bánh lái, bánh sau xe nâng tay. Xét về tổng thể thì loại bánh xe này có kích thước lớn nhất. Xe nâng tay có thể chuyển hướng linh động hoàn toàn nhờ vào bộ 2 bánh xe này.

Bánh xe này có kích thước là 180x50mm. Với độ chịu tải từ 2 đến 5 tấn tùy mẫu khác nhau. Bánh lớn xe nâng tay thường được chế tạo từ 2 loại vật liệu là:

  • Bánh xe lõi thép bên trong, bọc PU bên ngoài: Loại bánh xe này thường sử dụng cho xe nâng có độ chịu tải từ 2 tấn – 2,5 tấn – 3 tấn

  • Bánh xe nhựa PU : Loại bánh xe này thường sử dụng cho xe nâng có độ chịu tải từ 2 tấn đến 5 tấn.

Bánh nhỏ xe nâng tay

Bánh xe nhỏ xe nâng tay hay còn được gọi là bánh tải, bánh trước của xe nâng. Bánh xe này thường được chia ra thành 2 loại là bánh đơn và bánh đôi.

  • Nếu xe nâng sử dụng bánh đôi thì mỗi bên càng sẽ là 2 bánh nhỏ. Kích thước bánh là 80x70mm

  • Nếu xe nâng sử dụng bánh đơn thì mỗi bên càng sẽ chỉ có duy nhất 1 bánh. Kích thước bánh là 93x70mm

Bánh xe nhỏ cũng có 2 thiết kế bánh tương tự như bánh xe lớn là bánh Nilon và bánh PU.

Với nhiệm vụ chịu tải trọng từ khối lượng hàng hóa đưa xuống nhưng vẫn đảm bảo quá trình di chuyển nhẹ nhàng.

Bánh phụ xe nâng

Bánh phụ xe nâng là loại bánh đỡ trước càng và nằm phía dưới mũi càng. Đây cũng là bánh xe có kích thước nhỏ nhất và hoạt động ít nhất.

Tuy nhiên, xe nâng tay không thể thiếu bánh xe này, bởi nó giữ nhiệm vụ quan trọng là giúp xe di chuyển lên trên các dốc đứng mà không để mũi càng bị chà xát với mặt đất.

Tại sao lại có hai loại PU và loại Nilon

Tại sao lại có hai loại PU và loại Nilon
Tại sao lại có hai loại PU và loại Nilon

Bánh xe được bọc PU bên ngoài thì quá trình di chuyển sẽ êm ái hơn, không thô cứng hay rung mạnh như loại bánh xe Nilon.

Bánh xe nâng tay PU thường được sử dụng cho đại đa số các loại nền hay sàn, dù là sàn gồ ghề vẫn hoạt động tốt. Bánh xe PU ít gây ra tiếng động hay vết xước trong quá trình di chuyển.

Tuy nhiên nó cũng có một nhược điểm chính là không thể sử dụng trong môi trường lạnh, ẩm và nước. Bởi sự nứt vỡ khi trời lạnh và rỉ lõi thép trong môi trường ẩm ướt khiến nó bị giới hạn trong một phạm vi sử dụng nhất định.

Để khắc phục những điểm hạn chế này, bánh xe nâng tay nilon ra đời, chuyên dùng cho những môi trường ẩm ướt, lạnh hay nước.

Kết luận

Trên đây là những thông tin tổng quan về bánh xe nâng tay trên thị trường hiện nay. Qua đó có thể thấy đây là bộ phận quan trọng quyết định hiệu suất làm việc của xe nâng tay. Việc lựa chọn bánh xe phù hợp, đáp ứng tốt đa yêu cầu sử dụng là điều hoàn toàn cần thiết. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Bánh xe nâng tay chính hãng tại xecochuyendung.com để đảm bảo về chất lượng cũng như giá thành tốt nhất.

Share:

Bình luận về chủ đề post

On Key

Related Posts