MỤC LỤC BÀI VIẾT

5 chế độ BHXH hiện nay tại Việt Nam dành cho người tham gia

Picture1

Hiện nay có 2 hình thức tham gia BHXH là tham gia bắt buộc dành cho NLĐ và tham gia tự nguyện dành cho người dân có nhu cầu. Tùy theo hình thức đóng BHXH mà người tham gia sẽ được hưởng các chế độ khác nhau. Để hiểu rõ hơn về chế độ BHXH hiện nay tại Việt Nam, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông tin trong bài viết sau.

1. Chế độ dành cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc

BHXH bắt buộc là hình thức bảo hiểm xã hội do nhà nước tổ chức, trong đó bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Khi tham gia BHXH bắt buộc, người lao động sẽ được hưởng các chế độ sau:

1.1. Chế độ ốm đau

Theo Điều 25, Chương III, Mục 1, Luật BHXH 2014, người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau khi:

  • Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
  • Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
  • Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau. 

Theo đó, người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau từ BHXH khi bị ốm, tai nạn phải nghỉ việc mà không phải do tai nạn lao động, phải nghỉ chăm con dưới 7 tuổi bị ốm, có đầy đủ giấy khám, chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp tự hủy hoại sức khỏe của mình do sử dụng chất kích thích, ma túy,… thì sẽ không được hưởng bảo hiểm. Mức hưởng BHXH sẽ từ 50 – 100% mức tiền đóng bảo hiểm tùy vào từng tình trạng cụ thể.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn báo giảm BHXH trên phần mềm VNPT nhanh chóng đơn giản, tiết kiệm thời gian.

Chế độ dành cho người lao động tham gia BHXH bắt buộcNgười lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau khi đáp ứng đủ điều kiện.

1.2. Chế độ thai sản

Theo Điều 30, 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, chế độ thai sản sẽ áp dụng cho cả lao động nam và nữ khi đáp ứng đủ điều kiện. Tùy từng trường hợp mà người lao động sẽ có những đãi ngộ riêng, cụ thể:

  • Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 06 tháng trước và sau khi sinh con. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
  • Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 5 – 14 ngày làm việc và thời gian nghỉ việc được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Như vậy, lao động nam/nữ khi mang thai, sinh con, thực hiện biện pháp tránh thai, nạo phá thai đúng quy định của pháp luật sẽ được hưởng chế độ thai sản. Người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi nằm trong chế độ như nghỉ khám thai, hưởng trợ cấp,… đúng quy định.

1.3. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Người lao động có thể hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi thuộc 1 trong các trường hợp sau:

  • Người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
  • Người lao động bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi đang thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
  • Người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Theo đó mức hưởng chế độ lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ căn cứ dựa trên mức độ suy giảm lao động của người lao động, cụ thể:

  • Suy giảm 5 – 30% khả năng lao động sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần. Nếu mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở xuống sẽ hưởng 5 lần mức lương cơ sở; Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, mỗi 1% sẽ được hưởng thêm 0.5 lần mức lương cơ sở.
  • Suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên sẽ hưởng trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp hàng tháng bằng 30% mức lương cơ sở. Sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

Chế độ dành cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc 2Người tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

1.4. Chế độ tử tuất

Chế độ tử tuất sẽ được áp dụng với người lao động đã qua đời bao gồm trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất. Cụ thể như sau:

  • Trợ cấp mai táng: Người lo hậu sự sẽ hưởng trợ cấp mai táng để thực hiện các thủ tục mai táng cho người đã khuất. Mức trợ cấp mai táng sẽ được tính bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động qua đời.
  • Trợ cấp tuất: Có thể hiểu đây là trợ cấp hàng tháng dành cho thân nhân của người lao động đã qua đời. Tùy từng trường hợp cụ thể mà mức trợ cấp này sẽ được tính bằng 50 – 70% mức lương cơ sở.

1.5. Chế độ hưu trí

Người lao động khi đủ điều kiện về thời gian tham gia BHXH và đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng chế độ hưu trí. Đây là chế độ trợ cấp hàng tháng cho người lao động sau khi nghỉ hưu. 

Theo đó, trong điều kiện lao động bình thường, người lao động nam cần tham gia đủ 20 năm BHXH, lao động nữ là 15 năm, đáp ứng đủ tuổi nghỉ hưu tại thời điểm được quy định của Bộ luật Lao động. Các trường hợp đặc biệt được tính tuổi nghỉ hưu sớm hơn sẽ không quá 5 năm so với tuổi nghỉ hưu thông thường.

Cách tính lương hưu như sau:

Mức lương hưu = Tỷ lệ hưởng/ tháng X Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tối đa là 75% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH. Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn hơn số năm đóng cơ bản thì sẽ được hưởng thêm trợ cấp 1 lần.

Chế độ hưu trí dành cho tất cả người tham gia BHXH đủ điều kiện về tuổi và thời gian đóng.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn báo tăng BHXH trên phần mềm VNPT theo 4 bước chi tiết, đơn giản và nhanh chóng. 

2. Chế độ dành cho người tham gia BHXH tự nguyện

BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất (Trích khoản 3, điều 3, Luật BHXH 2014).

2.1. Chế độ tử tuất

Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng chế độ tử tuất nếu đóng đủ từ 60 tháng (5 năm) trở lên (Quy định tại Điều 80 và Điều 81, Luật Bảo hiểm xã hội). Cụ thể:

  • Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đóng qua đời.
  • Mức trợ cấp 1 lần sẽ tính theo số năm đóng BHXH, mỗi năm tính bằng 1.5 tháng bình quân các tháng đóng bảo hiểm trước năm 2014; bằng 2 tháng bình quân các tháng đóng bảo hiểm sau năm 2014.
  • Trường hợp thời gian đóng BHXH của người lao động chưa đủ 1 năm thì mức trợ cấp một lần bằng số tiền đã đóng, tối đa 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
  • Trường hợp có cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH.

2.2. Chế độ hưu trí

Tương tự như với BHXH bắt buộc, người tham BHXH tự nguyện cũng được hưởng chế độ hưu trí khi đáp ứng đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu và thời gian đóng bảo hiểm. Mức lương hưu được hưởng sẽ tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và ứng với số năm đã đóng. Cụ thể số năm đóng BHXH tự nguyện đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí sẽ tính như sau:

  • Lao động nam nghỉ hưu từ năm 2018 là 16 năm, từ năm 2019 là 17 năm, từ năm 2020 là 18 năm, từ năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
  • Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 là 15 năm.
  • Cứ sau mỗi năm người lao động sẽ được tính thêm 2%/năm, tối đa là 75%.

Như vậy, người tham gia BHXH tự nguyện và bắt buộc đều được hưởng các chế do BHXH Việt Nam quy định. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mức hưởng sẽ có sự khác nhau. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài đã giúp bạn hiểu được các chế độ BHXH hiện nay tại Việt Nam. 

 

Share:

Bình luận về chủ đề post

On Key

Related Posts