MỤC LỤC BÀI VIẾT

5 trường Đại học ở Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất ngành Công nghệ thông tin

Dai Hoc Kinh Te Quoc Dan 250484 (1)

Ngành Công nghệ Thông tin của ĐH Bách khoa Hà Nội lấy điểm chuẩn cao nhất trong khi ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM tuyển nhiều chỉ tiêu cho ngành này.

1. Đại học Bách khoa Hà Nội

  • Điểm chuẩn: 25,35
  • Chỉ tiêu: 160

Thông tin liên hệ:

  • Website: hust.edu.vn
  • Địa chỉ: 1 Đại Cồ Việt, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • SĐT: 024 3869 4242

Đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành Công nghệ thông tin, có kiến thức nền tảng rộng và các định hướng ứng dụng chuyên sâu bao gồm Phát triển phần mềm hoặc Tích hợp hệ thống. Với các kiến thức cập nhật chuyên nghiệp nhất trong lĩnh vực Phát triển phần mềm hoặc Tích hợp hệ thống, sinh viên tốt nghiệp hướng đến có tay nghề cao, có thể đảm nhận các vị trí công việc lập trình viên, lập trình viên chuyên sâu trong các ứng dụng đặc thù như ngân hàng, tài chính kế toán, hoặc trong các môi trường phát triển khác nhau như Android, Windows, Web, v.v.. hoặc quản trị, thiết kế, vận hành các hệ thống mạng hay máy chủ dịch vụ.

Kiến thức, kỹ năng đạt được sau tốt nghiệp:

  • Kiến thức
  • Có kiến thức khoa học cơ bản và các kiến thức cốt lõi về ngành Công nghệ thông tin bao gồm hệ thống máy tính, giải thuật và lập trình, cơ sở dữ liệu, phân tích thiết kế và phát triển phần mềm, quản lý dự án CNTT.
  • Kiến thức lập trình chuyên sâu trong các môi trường phát triển ứng dụng khác nhau.
  • Qui trình phát triển phần mềm, đảm bảo chất lượng phần mềm.
  • Kiến thức hệ thống mạng.
  • Kiến thức các hệ thống máy chủ dịch vụ.
  • Qui trình phân tích thiết kế & tích hợp hệ thống.

Kỹ năng

  • Sinh viên được trang bị kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc nhóm.

Ngoại ngữ

  • Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong giao tiếp và công việc, đạt điểm TOEIC 500 điểm trở lên.

Tổ hợp môn xét tuyển

  • Toán – Lý – Hóa
  • Toán – Lý – Anh
  • Môn chính: Toán

5 trường Đại học ở Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất ngành Công nghệ thông tin

2. Đại học Kinh tế Quốc dân

  • Điểm chuẩn: 21,75
  • Chỉ tiêu: 120

Thông tin liên hệ:

  • Website: cntt.neu.edu.vn
  • Địa chỉ: 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • SĐT: 090 448 58 83

Trường ĐH Kinh tế quốc dân sẽ áp dụng chương trình đào tạo, chuẩn hóa trình độ Công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế cho sinh viên của trường trong những năm học tới. Ngày 5/2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã ký kết thỏa thuận hợp tác về việc triển khai và áp dụng chương trình đào tạo, chuẩn hóa trình độ CNTT giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Tổ chức ICDL. Tham dự buổi lễ có bà Cáit Moran – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Ailen tại Việt Nam.

ICDL (viết tắt của International Computer Driving Licence) là chuẩn quốc tế về kỹ năng máy tính, hiện đang được triển khai tại hơn 150 quốc gia, 41 ngôn ngữ với hơn 24.000 trung tâm khảo thí và trên 15 triệu học viên tham gia, trụ sở của Tổ chức đặt tại Dublin, Cộng hòa Ai len.

ICDL được triển khai, tổ chức vận hành và thi thống nhất trên toàn thế giới trên cơ sở Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, liên tục được cập nhật, bám sát những thay đổi về kỹ thuật của ngành CNTT và nhu cầu của thị trường. Chuẩn quốc tế này đáp ứng đầy đủ các tiêu chí với tất cả các kỹ năng được Bộ TT&TT quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ban hành ngày 11/3/2014 về Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT.

Đại diện tổ chức ICDL tại Việt Nam (ICDL Việt Nam) hợp tác với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong việc nâng cao chất lượng đào tạo CNTT cho sinh viên của Nhà trường thông qua việc cung cấp và hỗ trợ chương trình đào tạo và sát hạch kỹ năng CNTT tiên tiến được công nhận toàn cầu cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

5 trường Đại học ở Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất ngành Công nghệ thông tin

3. Đại học Công nghiệp Hà Nội

  • Điểm chuẩn: 20,4
  • Chỉ tiêu: 390

Thông tin liên hệ:

  • Website: haui.edu.vn/vn/page/kcntt
  • Địa chỉ: Số 298 đường Cầu Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • SĐT: 0243 765 5121

Quá trình hình thành và phát triển của Khoa Công nghệ thông tin có thể chia làm hai giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Từ năm 1999 đến năm 2005.

  • Khoa Công nghệ thông tin (CNTT) được thành lập ngày 05/07/1999 theo Quyết định số 115/TCHC của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Công nghiệp Hà Nội. Khi thành lập, Khoa chỉ có 07 cán bộ giáo viên được trang bị hơn 20 máy vi tính với khối lượng công việc lớn và mới. Tập thể cán bộ, giáo viên của Khoa đã tập trung nhiều công sức để xây dựng Khoa. Năm đó, khoa đã tuyển được 6 lớp Trung học và 7 lớp Cao đẳng Tin.

Giai đoạn 2: Từ năm 2005 đến nay

  • Sau khi có quyết định 315/2005 QĐ/TTG ngày 2/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, từ đây khoa Công nghệ thông tin có thêm chức năng đào tạo bậc đại học.

Khoa CNTT có chức năng đào tạo nguồn nhân lực CNTT, hiện tại khoa có các hệ Cao đẳng, Đại học, liên thông từ Trung cấp lên Đại học và liên thông từ Cao đẳng lên Đại học, Thạc sỹ. Cùng với việc đào tạo, khoa còn có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Hàng năm khoa đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác dạy và học trong khoa cũng như trong nhà trường.

Ngày 15 tháng 10 năm 2007 Trường đã ký hợp đồng liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với Viện CNTT để cùng hợp tác và giúp đỡ khoa phát triển hơn nữa trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Trong các năm qua, đã có hàng nghìn sinh viên của khoa ra trường, làm việc. Phần lớn các em làm đúng ngành nghề đào tạo. Các em đã có chỗ đứng vững chắc trong xã hội và đồng thời chính các em đã làm cho vị thế của khoa cũng như của nhà trường được nâng lên.

5 trường Đại học ở Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất ngành Công nghệ thông tin

4. Đại học Xây dựng

  • Điểm chuẩn: 19
  • Chỉ tiêu: 115

Thông tin liên hệ:

  • Website: nuce.edu.vn
  • Địa chỉ: Số 55 Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • SĐT: 0869071382

Đào tạo kỹ sư Công nghệ thông tin có kiến thức cơ bản và nâng cao về lĩnh vực Công nghệ thông tin, có kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, có khả năng thích ứng với sự phát triển của công nghệ và môi trường công việc, đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT ngày càng cao trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT trường ĐHXD có thể đảm nhận tốt các vị trí sau:

  • Cán bộ kỹ thuật, quản lý điều hành, quản trị dự án trong lĩnh vực CNTT
  • Chuyên viên tin học trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức doanh nghiệp
  • Kỹ sư phát triển phần mềm, chuyên viên kiểm thử phần mềm tại các công ty giải pháp phần mềm
  • Kỹ sư hệ thống thông tin, chuyên viên quản trị hệ thống mạng, chuyên gia an ninh mạng và bảo mật
  • Lập trình viên ứng dụng di động, phát triển game
  • Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy về CNTT tại các Viện, Trường và Trung tâm nghiên cứu…
  • Kỹ sư nghiên cứu và phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp ứng dụng CNTT

Nhiều sinh viên tốt nghiệp từ khóa 46 đến nay hiện đang nắm giữ những vị trí quan trọng như giám đốc kỹ thuật, quản trị dự án, trưởng nhóm, chuyên viên cấp cao tại các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin như: VNPT, Viettel, Samsung Electronics, Công ty phần mềm FTP Software, Công ty hệ thống thông tin FPT Information System, Tập đoàn CMC, Công ty phần mềm VietSoftware International, Tập đoàn truyền thông đa phương tiện VTC Multimedia Corporation, Tập đoàn truyền thông An Viên AVG Group, Ngân hàng SeaBank, Techcombank, Bảo Việt, Hãng hàng không Vietnam Airline…Một số sinh viên đang là cán bộ giảng dạy tại Khoa Công nghệ thông tin của các Trường Đại học và Cao đẳng như: Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, Trường Cao Đẳng Kỹ thuật và Công nghệ Hà Nội, Học viện quản lý giáo dục…

Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp còn tham gia vào các công ty xây dựng, doanh nghiệp sản xuất, tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… với vai trò chuyên viên Công nghệ thông tin, quản trị hệ thống, chuyên viên phân tích nghiệp vụ.

5 trường Đại học ở Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất ngành Công nghệ thông tin

5. Học viện Nông nghiệp Việt Nam

  • Điểm chuẩn: 17
  • Chỉ tiêu: 105

Thông tin liên hệ:

  • Website: fita.vnua.edu.vn
  • Địa chỉ: Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
  • SĐT: 0246 261 7701

Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ thông tin đào tạo ra các Cử nhân có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, đặc biệt là các chuyên viên phát triển web, quản trị mạng, hay phân tích, xử lý dữ liệu. Cử nhân có thể học tiếp sau đại học ngành Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, hoặc các ngành có liên quan gần ở trong hay ngoài nước.

Ngoài việc được trang bị các kiến thức chung theo chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo và kiến thức cơ sở ngành, sinh viên theo học chuyên ngành Công nghệ thông tin được trang bị các kiến thức chuyên ngành:

  • Vận dụng và đánh giá được sự phù hợp với từng vấn đề của các phương pháp lập trình phổ biến
  • Sử dụng và đánh giá được ưu và nhược điểm của các kiến trúc cơ bản trong phát triển ứng dụng web, và một số mô hình kiến trúc ứng dụng web
  • Hiểu và vận dụng được các yêu cầu cần thiết để thiết kế và quản trị mạng cho một tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp, gia đình)
  • Hiểu và vận dụng được một số phương pháp và công cụ xử lý dữ liệu cho các bài toán thống kê, phân loại, hồi quy, dự báo
  • Sử dụng được các kỹ thuật cơ bản trong thiết kế giao diện người dùng trong xây dựng hệ thống phần mềm

Cơ hội việc làm

  • Giảng viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu trong lĩnh vực tin học và công nghệ thông tin.
  • Thiết kế và quản trị website: Thiết kế và quản trị website cho các tổ chức, cá nhân;
  • Chuyên viên phân tích, xử lý, khai phá dữ liệu trong các lĩnh vực khác nhau như: thống kê, dự báo tăng trưởng, năng suất, doanh thu, dự báo ô nhiễm môi trường,…
  • Lập trình viên: Có khả năng thiết kế, xây dựng và bảo trì các phần mềm trên máy tính, điện thoại di động.
  • Chuyên viên kiểm thử phần mềm: Chuyên thử nghiệm, kiểm tra để phát hiện lỗi của các ứng dụng, phần mềm do các lập trình viên viết ra;
  • Quản trị mạng: Thiết kế, vận hành và theo dõi sát sao, đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho các hệ thống mạng; nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống hiệu quả những tấn công từ các hacker; thiết kế và duy trì hệ thống tường lửa, phát hiện và sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai và giám sát hệ thống phát hiện tấn công,…
  • Quản lý dự án: Quản lý toàn bộ việc điều phối các dự án phát triển phần mềm ứng dụng CNTT, từ khi lên kế hoạch đến quá trình thực hiện. Công việc cũng đòi hỏi lập mục tiêu dự án, các vấn đề được ưu tiên, ngân sách, thời hạn hoàn thành, lên kế hoạch dự án;
  • Xây dựng và quản lý dữ liệu: Xây dựng cơ sở dữ liệu cho các ứng dụng để giải quyết bài toán thực tế, đảm bảo tính chính xác, không dư thừa, tính toàn vẹn, sự thuận tiện trong truy xuất nhưng đảm bảo sự an toàn của dữ liệu.

5 trường Đại học ở Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất ngành Công nghệ thông tin

Nguồn: Toplist.vn

 

Share:

Bình luận về chủ đề post

On Key

Related Posts