MỤC LỤC BÀI VIẾT

5 loại thực phẩm “đại kỵ” sau phẫu thuật ung thư dạ dày 

Những điều Cần Chú ý Trước Khi Thực Hiện Trồng Răng Implant Nha Khoa Việt Nha

Theo kết quả nghiên cứu của chuyên gia dịch tễ học nổi tiếng ở Anh – bác sĩ Richard Doll thì 20 – 60% bệnh nhân ung thư tử vong có liên quan đến chế độ ăn uống. Điều này chứng tỏ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị ung thư, trong đó có điều trị ung thư dạ dày sau phẫu thuật.

Phẫu thuật dạ dày ảnh hưởng gì đến chế độ ăn của người bệnh?

Phẫu thuật là phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư dạ dày. Thông thường để loại bỏ tế bào ung thư thì sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày, sau đó nối trực tiếp thực quản với phần còn lại của dạ dày hoặc nối trực tiếp với tá tràng (đoạn đầu ruột non).

Dạ dày: Vị trí, cấu tạo, vai trò, chức năng, các bệnh thường gặp
Dạ dày đảm nhận chức năng quan trọng trong hệ tiêu hóa để lưu trữ và tiêu hóa thức ăn.

Nhờ sự hỗ trợ của các bộ phận còn lại trong hệ tiêu hóa, nhất là ruột non mà người bệnh sau phẫu thuật dạ dày vẫn có thể tiêu hóa được thức ăn gần giống như bình thường. Tuy nhiên, vẫn có những ảnh hưởng trực tiếp:

  • Tín hiệu điều hòa thức ăn xuống tá tràng bị rối loạn: Do phần còn lại của dạ dày hoặc ruột non sẽ phải đảm nhiệm chức năng của toàn bộ dạ dày. Điều này dẫn đến thức ăn từ thực quản sẽ xuống ruột non nhanh, không được nghiền kĩ nên làm cho người bệnh hạn chế tiêu hóa tiếp thức ăn và hấp thu chất đạm, chất béo.

  • Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch: Cũng do thức ăn trôi xuống nhanh làm cho các tín hiệu ức chế ở ruột non bị kích thích tràn. Hệ quả là người bệnh luôn cảm thấy tức bụng, khó chịu, chán ăn, buồn nôn, không thấy đói nên không bổ sung được đầy đủ chất dinh dưỡng.

Đó cũng là lý do mà người bệnh cần có dinh dưỡng cho người bị ung thư dạ dày đặc biệt để giảm áp lực lên phần còn lại của dạ dày, giúp các bộ phận này tiêu hóa được hết thức ăn, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.

Phẫu thuật cắt dạ dày - Bệnh Viện FV
Sau phẫu thuật, dạ dày sẽ bị cắt bỏ một phần hoặc bán phần rồi nối lại với thực quản, tá tràng gây ảnh hưởng đến việc ăn uống của người bệnh

http://www.fvhospital.com/wp-content/uploads/2017/03/ms-PEM-GeneralSurgery-02-e1490583274431.jpg

Chế độ ăn của người bệnh ung thư dạ dày sau phẫu thuật có gì đặc biệt?

Sau phẫu thuật dạ dày, người bệnh chưa có nhu động ruột. Vì thế, người bệnh không nên ăn ngay. Thay vào đó, người bệnh sẽ được nuôi dưỡng bằng dịch truyền. Sau đó, căn cứ vào tình trạng bệnh lý và phương pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ quyết định để người bệnh ăn bằng đường nào và bắt đầu ăn từ lúc nào.

Sau phẫu thuật 3 ngày, dạ dày và hệ tiêu hóa còn yếu nên người bệnh chỉ nên thức ăn lỏng, loãng

Cụ thể, sau khi tháo ống thông, người bệnh có thể uống nước từ 4 – 6 thìa/lần, mỗi lần cách nhau 2 giờ. Sau đó, nếu không xảy ra việc gì bất thường, người bệnh có thể tăng lên 50 – 80 ml/lần. Từ ngày thứ ba, người bệnh bắt đầu có thể ăn các thức ăn lỏng, loãng (cháo, canh, súp) 100 – 150 ml/lần và tăng dần mức độ đặc.

Đồng thời, người bệnh cũng cần chú ý tránh và hạn chế các loại thực phẩm sau:

2.1. Tránh ăn thực phẩm giàu chất béo

Các thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là các chất béo xấu (chất béo bão hòa) có trong các thức ăn chiên rán, đồ xào, sữa béo, pho mát, sô cô la… đều rất khó tiêu hóa. Việc ăn các loại thực phẩm này có thể làm cơ quan tiêu hóa của người bệnh bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng khó tiêu hoặc tiêu chảy. Đồng thời, lượng cholesterol trong máu của người bệnh cũng tăng theo.

2.2. Không ăn đồ cay nóng

Sau phẫu thuật, vết mổ của người bệnh còn mới, đang trong quá trình hồi phục nên rất dễ bị kích ứng. Ăn đồ cay nóng có thể làm vết mổ bị loét ra, rất nguy hiểm. Thậm chí, nếu còn một phần dạ dày sau phẫu thuật thì bệnh loét dạ dày, đau dạ dày mãn tính, viêm thực quản của người bệnh có thể tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn.

2.3. Hạn chế đồ ngọt

Trong giai đoạn này nếu người bệnh nạp nhiều lượng đường có trong các loại đồ ngọt (bánh kẹo, soda thường, món tráng miệng ngọt…) vào cơ thể sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, gây ra vấn đề khí ở ruột, hại cho dạ dày và làm cho phân di chuyển nhanh đến ruột già hơn.

Hơn nữa, các đồ ngọt thường mang đến ít chất dinh dưỡng và làm cho người bệnh không muốn ăn các thực phẩm khác. Vì thế, người bệnh sau phẫu thuật nên hạn chế đồ ngọt.

2.4. Không ăn đồ ăn dạng cứng

Sau phẫu thuật, một phần dạ dày còn lại và đoạn nối còn yếu, cần thời gian hồi phục để tiêu hóa được như bình thường. Do đó, người bệnh không nên ăn đồ ăn dạng cứng (các loại đậu, lạc…) gây tổn thương dạ dày và mối nối.

2.5. Không dùng chất kích thích

Các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, chè, cà phê…) ảnh hưởng xấu đến những loại thuốc mà người bệnh dùng sau phẫu thuật. Hơn nữa, các chất kích thích làm cho cơ thể người bệnh bị mất nước và hạn chế việc hấp thu các chất dinh dưỡng, gây suy giảm hệ miễn dịch.

Thậm chí, các chất kích thích này còn làm cho lượng axit sản xuất trong dạ dày tăng lên, gây kích ứng, mài mòn, hư hại bề mặt và niêm mạc dẫn đến hiện tượng đau và chảy máu dạ dày.

Những điều cần chú ý trước khi thực hiện trồng răng Implant - Nha khoa Việt Nha
Người bệnh ung thư dạ dày sau phẫu thuật cần tránh xa các chất kích thích để cơ thể có thể hấp thu trọn vẹn các chất dinh dưỡng và mau hồi phục

Ngoài thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, thời gian điều trị ung thư dạ dày còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chế độ sinh hoạt, phương pháp điều trị sau phẫu thuật, sức khỏe của người bệnh,… Tốt nhất, người bệnh nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ để có chế độ ăn uống và rèn luyện thể chất phù hợp nhất.

Như vậy, bên cạnh việc thực hiện nghiêm ngặt các chế độ ăn ở trên, người bệnh ung thư dạ dày sau phẫu thuật còn nên vận động nhẹ nhàng, tránh môi trường độc hại để mau phục hồi sức khỏe.

Share:

Bình luận về chủ đề post

On Key

Related Posts